Cố tình nhiễm COVID-19 để có siêu kháng thể là thông minh hay sai lầm

Một số người “chủ động nhiễm COVID-19” sau khi tiêm 2 mũi vaccine vì nghĩ rằng có mắc thì cũng nhẹ, miễn dịch mạnh trong ít nhất 6 tháng.

So với thời điểm COVID-19 mới xuất hiện cho đến nay, tâm lý của người dân khắp thế giới đã có nhiều thay đổi. Nếu như trước kia chúng ta sợ hãi, hoang mang trước dịch bệnh thì giờ đây gần như ai cũng đã hiểu rõ các thông tin về SARS-CoV-2, cả trẻ em lẫn người lớn đều thuộc lòng nguyên tắc 5K để phòng bệnh và dần thoải mái hơn, tự tin hơn trong thời đại “bình thường mới”.

Thậm chí, có số ít người còn lạc quan đến mức “chủ động lây nhiễm COVID-19” sau khi tiêm 2 mũi vaccine vì nghĩ rằng lúc này có mắc thì bệnh cũng nhẹ, hơn nữa sau khi khỏi mình sẽ có miễn dịch mạnh trong ít nhất 6 tháng, có thể thoải mái làm việc, vui chơi mà không cần phải lo sợ dịch bệnh.

Đã có người gặp “trái đắng” vì liều lĩnh đùa giỡn với COVID-19

Anh Nguyễn Đức Tâm (TP Thủ Đức, TP.HCM) chia sẻ: Sau khi đã tiêm xong 2 mũi vaccine phòng COVID-19, anh đã chủ động lây nhiễm COVID-19 cho mình với suy nghĩ “Sau đó mình sẽ có siêu kháng thể”, như vậy sẽ giúp việc giao tiếp với đối tác và nhân viên được thoải mái hơn. Thế nhưng, anh không ngờ rằng quyết định đó đã khiến anh phải đối mặt với ranh giới giữa sự sống và cái chết.

Theo lời kể của anh Tâm, dù đã tiêm đủ 2 mũi vaccine nhưng anh đã gặp biến chứng nặng khi SP02 của anh tụt xuống 83, khiến anh suýt n.g.u.y k.ị.c.h và may mắn “từ cửa tử trở về”. Hậu COVID, phổi của anh Tâm bị tổn thương 23% và không dễ để phục hồi, hơn một tháng qua anh vẫn phải tập luyện đều đặn. Hơn nữa, anh còn phải đối diện với tình trạng tóc rụng nhiều, ngủ chập chờn, đi lại hay đi bộ cũng đều khó khăn…

Anh Tâm chia sẻ câu chuyện của mình trên mạng xã hội.

“Tôi cảm thấy tôi cần chia sẻ thông điệp này tới mọi người là: Mọi người hết sức cẩn trọng và lưu ý lưu tâm cho bệnh dịch này, đừng bao giờ chủ quan. Đừng nghĩ là bất tử, là có siêu kháng thể sau khi hết bệnh vì bạn tôi cũng đã tái nhiễm lần 2, có trường hợp bị 2 lần là đi luôn. Như tôi có bệnh nền p.h.ổ.i, bà con ai trong nhóm ‘nguy cơ" thì hết sức cẩn trọng“, anh Tâm chia sẻ.

Chủ động lây nhiễm COVID-19 để có “siêu kháng thể” n.g.u.y h.i.ể.m thế nào?

Bác sĩ Lê Tiến Huy (Phó viện trưởng – Viện khoa học công nghệ y dược) đánh giá: Cơ địa mỗi người phản ứng với sự x.â.m n.h.ậ.p của virus là khác nhau, luôn có những tỷ lệ chuyển nặng ngay cả khi đã tiêm đủ 2 liều vaccine, tâm lý “tự lây nhiễm COVID để có kháng thể” vô cùng mang tính chủ quan, mặt khác còn ích kỷ. Vì khi một người mắc là nhiều người xung quanh tiếp xúc cũng có nguy cơ mắc, đặc biệt là nhóm người dễ bị tổn thương, người già hoặc bệnh lý nền hoặc suy giảm miễn dịch, không có sự bảo vệ tốt bởi vaccine như người khoẻ mạnh.

Để bùng dịch thêm lần nữa thì đương nhiên hệ thống y tế sẽ bị quá tải, mặt khác sự lây lan không kiểm soát cũng là tạo điều kiện cho virus đột biến gen và tạo ra các biến chủng n.g.u.y h.i.ể.m khác có khả năng thích nghi cao, lây lan nhanh hơn và kháng vaccine.

Bác sĩ Lê Tiến Huy.

Theo nhiều chuyên gia, việc chủ động lây nhiễm COVID-19 để lấy kháng thể là “một canh bạc không cần thiết”, thậm chí rất rủi ro. Nhà sinh học miễn dịch người Mỹ tên là Akiko Iwasaki cũng từng phân tích về vấn đề này, khẳng định không có cách nào để dự đoán mức độ nghiêm trọng của chúng ta khi mắc COVID-19, rủi ro sẽ cao hơn rất nhiều so với bất kỳ lợi ích nào mà chúng ta có thể nhận về.

Ông Iwasaki cũng cho biết, tuy người bị nhiễm biến thể Omicron ít có nguy cơ bị bệnh nặng và phải nhập viện hơn người bị nhiễm các chủng COVID-19 trước đó, thế nhưng ngay cả khi Omicron ở mức độ nhẹ thì chúng vẫn có khả năng gây hại cho một số nhóm người như người cao tuổi, người chưa được tiêm phòng…

Hơn nữa, không có cách nào để biết liệu chúng ta có đang tiếp xúc với biến thể Omicron hay biến thể Delta do hiện nay việc xét nghiệm không phân biệt được các chủng khác nhau, do đó rủi ro khi mắc bệnh là rất lớn.

Bệnh nhân sau khi khỏi COVID sẽ có miễn dịch nhưng các chuyên gia cho rằng điều đó không đáng để chúng ta liều lĩnh bởi chỉ cần tiêm đủ các mũi vaccine là chúng ta đã nhận được miễn dịch tương tự, vô cùng an toàn, hiệu quả.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa nhiễm – Nội thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP. HCM) đánh giá: “Hiện nay phần lớn người dân đã có ý thức phòng dịch, không ai dám lơ là, khi người ta mắc bệnh thường là do họ không may. Việc chủ động nhiễm để có kháng thế thì tôi nghĩ là không nên, đấy cũng chỉ là thiểu số thôi. Dù rằng chủng Omicron theo tôi là nhẹ hơn chủng Delta, nhưng ngay cả những người đã tiêm đủ mũi vaccine cũng phải tự giác phòng tránh”.

Cuối cùng, các chuyên gia đều khẳng định việc áp dụng biện pháp 5K, chủ động bảo vệ mình trước dịch bệnh, tiêm đủ các mũi vaccine được Bộ Y tế khuyến cáo mới là cách thông minh nhất, hiệu quả nhất để sống vui, sống khỏe giữa thời đại dịch bệnh.!.