Cậu bé khiếm thị kỳ lạ nhất miền Tây: 7 tuổi chưa nói, chỉ uống sữa ăn gỗ
Nhắc tới chuyện bé trai không chịu ăn cơm, ông K trầm ngâm: “Từ bé nó chỉ uống sữa, ăn cây cỏ, chứ không chịu ăn cơm.”
Ghé ấp Giồng Dầy, xã Trường Thọ (Cầu Ngang, Trà Vinh) hỏi thăm gia đình ông bà K – dân tộc Khmer ai cũng biết bởi có đứa cháu ngoại 7 tuổi vô cùng lạ kỳ: Không ăn cơm, chỉ thích cạp cây cối, gỗ, đất… “Tôi sống cạnh nhà thằng bé từ hồi nó mới đ.ẻ đến giờ, chỉ thấy nó ăn cây, uống sữa, ăn bánh cứng cứng. Khi nào nó mò xuống nền nhà, đ.ụng phải đất đ.á là cũng bỏ vô miệng ăn luôn. Nó ăn tất cả, trừ cơm”, anh Lâm – một người hàng xóm của gia đình bà K thông tin.
Sau đó người đàn ông dẫn chúng tôi đến tận nhà bà K để tường tỏ câu chuyện của đứa trẻ đặc biệt này. Ngôi nhà lá được dựng lên trên mảnh đất nơi rìa cánh đồng, bên trong chẳng có thứ gì đáng giá ngoài tủ đựng quần áo, bộ bàn ghế và 2 chiếc giường đã mòn từ bao giờ.
“Cái giường kia tôi mới thay đó. Nó cạp mòn đến độ g.ẫy luôn, sắm mới nó liền lao vào ăn tiếp. Tôi nói nhưng nó đâu có hiểu ý nghĩa những lời mình chỉ dạy. Nghĩ cũng buồn nhưng biết sao giờ, cháu mình chào đời đã thiệt thòi hơn người ta rồi nên phải thương yêu, bù đắp gấp bội lần”, bà K nghẹn ngào nói.
Chấp nhận cháu ngoại không biết nói, không nhìn thấy gì
Con gái bà K mang bầu được 6 tháng bất ngờ bị đ.ộng thai, được đưa đi bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ chẩn đoán tình hình n.guy cấp, cần phải m.ổ gấp để c.ứu mẹ trước, cứu con sau. May mắn cả hai mẹ con đều vượt qua lằn ranh s.inh t.ử một cách an toàn.
“Thằng nhỏ sinh non được 1.5kg, nằm trong lồng kính 21 ngày tròn. Sau đó nó được về với mẹ, hàng xóm qua thăm thấy nó chậm chạp, không kháu như lũ trẻ cùng lứa. Họ khuyên gia đình nên đưa nó lên Sài Gòn kiểm tra tổng quát xem sao? Ngặt nỗi vợ chồng con gái tôi tiền chẳng có lại thiếu hiểu biết nên cứ mặc kệ”, bà K nhớ lại.
Bé trai tròn 9 tháng tuổi được cha mẹ đưa về nhà ngoại chơi. Lúc này con gái bà K hớt hải nói với mẹ rằng: “Mẹ ơi! Mắt thằng bé không thấy đường rồi”. Bà thấy vậy liền đưa cháu ngoại lên Bệnh viện Nhi Đồng kiểm tra. Lúc này bác sĩ khẳng định mắt bé tối từ bên trong, không thể nhìn thấy mọi thứ, tức khiếm thị bẩm s.inh.
“Họ có giới thiệu chúng tôi đưa thằng bé qua Bệnh viện mắt TP.HCM nhưng ở đó bác sĩ cũng lắc đầu, bảo ra Hà Nội kiểm tra xem còn cơ hội nào không?
Tôi lập tức quay trở về nhà gom tiền, vay mượn xóm giếng mấy triệu đưa cháu ra trung ương. Tại đây bác sĩ khẳng định không thể c.ứu được, khuyên gia đình về nhà ráng nuôi dưỡng. Tôi thương cháu nên đón về nuôi dưỡng đến tận giờ”, người phụ nữ ngoại lục tuần buồn bã nói.
Không chỉ m.ù bẩm s.inh, cháu ngoại của bà K còn không thể nói và n.ão chậm phát triển. Thi thoảng không hài lòng với chuyện gì, cậu bé chỉ ú ớ vài tiếng ra hiệu cho ngoại hiểu rồi thôi. Nhưng cậu lại có thể nghe được những gì mọi người nói.
Đứa trẻ có sở thích lạ kỳ
Gia cảnh khó khăn, bố mẹ của bé trai buộc phải nhờ ông bà ngoại trông giúp rồi lên Đồng Nai làm công nhân. Hằng tháng họ gửi tiền về để bà K lo sữa và bánh trái cho con trai. Ngoài ra cậu bé còn nhận 725 nghìn đồng/tháng tiền trợ cấp từ nhà nước. Song dịch COVID-19 bùng phát, họ thất nghiệp nên mọi chi phí đều do vợ chồng bà K lo toan.
“Nhà nước hỗ trợ cho nó gần triệu đồng diện trẻ kh.uyết t.ật. Trước chạy chữa cho nó phải vay nặng lãi nên cực khổ lắm! Tôi ở nhà trông nom nó, không thể đi làm mướn. Mọi chi phí sinh hoạt chỉ trông chờ vào đồng lương cắt cỏ thuê của ông nhà tôi”, bà K cho hay.
Nhắc tới chuyện bé trai không chịu ăn cơm, ông K trầm ngâm: “Từ bé nó chỉ uống sữa, ăn cây cỏ hoặc vớ được gì thì cho vào mồm, chứ không chịu ăn cơm. Tôi bón cơm vào miệng là nó lắc đầu, đẩy thìa ra ngoài và h.ét t.oáng lên.
May mắn hệ tiêu hóa của nó vẫn tốt. Ăn gì đi ra p.hân đó, ăn cây cỏ, ăn đ.á thì đi ngoài cũng như vậy luôn. Nó lượm bánh trái gì, đúng sở thích thì mới ăn, không thì qu.ăng q.uật đi luôn. Nó chỉ thích ăn đồ cứng, không thích ăn đồ mềm như bánh mì mới ra lò chỉ gặm cái vỏ ngoài, r.uột bên trong là bỏ. Đặc biệt nó còn không chịu mặc áo, muốn cởi trần”.
Sở thích ăn uống lạ kỳ nhưng bé trai mang gương mặt xán lạn, thân hình có da có t.hịt và rất ít ốm đ.au. Cậu luôn tay luôn chân nghịch ngợm mọi thứ trong nhà nên bà K phải theo sát 24/24 để cháu không bốc đất cát hay ăn linh tinh. Thậm chí lúc ngủ bà cũng phải liên tục nhòm xem cháu có chịu yên giấc hay không?
“20h nó ngủ đến 23h giờ khuya dậy rồi quậy tới sáng luôn. Nó ngủ đêm ít lắm, ban ngày mới chịu chợp mắt. Nhiều lúc tôi không cho cạp gỗ là nó lao đầu vào tường s.ứt m.ẻ t.rán luôn. Tôi thương cháu nhưng chẳng biết phải làm sao cả. Giờ chỉ mong nó khoẻ mạnh là hạnh phúc lắm rồi, còn lại tôi sẽ thay nó làm tất cả”, bà K bật khóc.