Hai chị em đổi giới cho nhau: Chị từ nam thành nữ, em trai từ nữ thành nam
Chuyện về cặp anh em r.uột chuyển giới thành hai chị em, trải qua những định kiến và đ.au thương, cả hai cuối cùng cũng được sống là chính mình.
Họ là Cô Cô Kim (tên thật Lê Kim Tùng, SN 1991, nam chuyển giới thành nữ) và Bình Nhi (tên thật Lê Yến Nhi, SN 1997, nữ chuyển giới thành nam). “Bà Mụ nặn nhầm” – đó là câu trả lời dí dỏm mà chị em chuyển giới ở Hải Phòng trả lời khi có người hỏi về giới tính của họ.
Kim kể rằng, cô đã nhận thấy những thay đổi và điểm khác lạ của bản thân ngay từ năm 3 tuổi: thích chơi cùng các bạn gái, thích búp bê,… Còn Bình Nhi, lúc nhỏ lại thích siêu nhân, mặc quần nam tính. Chưa hết, cứ mỗi lần mẹ cho mặc váy thì Nhi lại vùng vằng không chịu, khóc lóc đòi cởi ra.
Khi trưởng thành, Cô Kim nhận ra bản thân thật sự cần gì và con người bên trong và ngoại hình bên ngoài của mình cần phải có một sự tương đồng. Sau nhiều lần đấu tranh tâm lý cô quyết định ph.ẫu th.uật chuyển giới.
Thời điểm đó, mẹ của Kim và Nhi là bà Trần Thị Thắm (sinh năm 1970) đã khóc rất nhiều. Bà không chấp nhận và không muốn chấp nhận sự thật trớ trêu này.
Ban đầu, bà cũng nhận được nhiều lời khuyên rằng hãy chấp nhận con người thật của các con, miễn là hai đứa vẫn sống tốt, biết đối nhân xử thế là đáng mừng. Cũng từng nghĩ là nên mở lòng hơn nhưng khi phát hiện con trai (Cô Kim) âm thầm chuyền giới bà đã không cam lòng mà nói với con rằng: “Tại sao con cố tình làm đến mức này thì mẹ còn dám ngẩng mặt lên nhìn ai nữa?”
Đó là thời điểm thực sự căng thẳng của hai mẹ con, dù Kim có nói thế nào thì bà Thắm cũng không nghe và không thể chấp nhận. Cuối cùng cô chỉ còn cách cho mẹ xem các chương trình về người thuộc cộng đồng LGBT. Dần dần, Kim nhận ra rằng mẹ không còn gọi cô là Tùng nữa, đồng thời giới thiệu Kim với bạn bè rằng: “Đây là con gái tôi”.
Về phần Bình Nhi, vì đã chứng kiến được sự thay đổi của chị gái nên với cậu, bố mẹ bắt đầu cởi mở, đón nhận hơn.
Ở thời điểm hiện tại, tất cả mọi người đều chào đón và công nhận từng nỗ lực của hai chị em. Mãi tận sau này, khi đã bình tâm và suy nghĩ về chặng đường đã qua của các con, chính bà Thắm mới rơi nước mắt vì hiểu được sự khó khăn mà hai con phải trải qua: “Lẽ ra tôi phải là người đồng hành cùng con, cùng con vượt qua mọi định kiến, nhiều lúc nghĩ tôi thấy mình không làm tròn vai trò của người mẹ”.
ND/TH