Cô sinh viên 20 tuổi mắc K gan chỉ vì thói quen uống sữa đậu buổi sáng
Từ viêm gan chuyển sang K gan, Tiểu Lý đã phải trả một cái giá quá đắt chỉ vì thói quen vô cùng tai hại của mình.
Tiểu Lý năm nay 20 tuổi, đang là sinh viên năm thứ 2 tại một trường Đại học ở Trung Quốc. Hiện cô đang chuẩn bị cho kỳ thi cuối kỳ nên hàng ngày phải chuyên tâm học muộn đến tận khuya.
Được biết, Tiểu Lý mắc bệnh viêm gan B. Do đó, ngay từ khi còn nhỏ, mẹ cô biết tính con gái rất chăm học nên đã đi hỏi nhiều nơi về cách chữa bệnh. Một người bạn của mẹ Tiểu Lý đã khuyên bà nên cho con gái uống sữa đậu nành vào buổi sáng để bồi bổ gan. Từ ngày đó, mẹ Tiểu Lý đều chuẩn bị cho cô mỗi ngày một ly sữa đậu để uống sau khi ăn sáng. Thậm chí tới khi lên ký túc xá học, mẹ cô cũng gửi cả một túi đậu lên cho Tiểu Lý tự nấu ở phòng uống.
Thời gian gần đây, Tiểu Lý luôn cảm thấy buồn ngủ, có những hôm còn bị tiêu chảy. Ban đầu cô nghĩ do mình quá áp lực với việc học, chỉ cần thi tốt là sẽ ổn thôi nên không quan tâm quá nhiều đến triệu chứng này. Nhưng sau một thời gian thì tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm mà ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nhận thấy mức độ nghiêm trọng của sức khỏe, Tiểu Lý quyết định tới bệnh viện để kiểm tra.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện trên cơ thể Tiểu Lý có một khối u dài 4cm xuất hiện ở thùy gan phải. Điều đáng nói là ông chẩn đoán Tiểu Lý mắc bệnh ung thư gan. Sau khi biết tin, Tiểu Lý đã khóc rất nhiều vì cô chỉ mới 20 tuổi mà đã mắc bệnh ung thư.
“Tiếc rẻ” một chút để rồi mắc K gan!
Qua tìm hiểu về thói quen sinh hoạt hàng ngày, bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân khiến virus viêm gan B trong người Tiểu Lý ngày càng xấu đi. Tế bào bệnh K xuất phát từ chính hạt đậu nành mà cô sử dụng khi làm sữa đậu uống buổi sáng. Hóa ra, mẹ Tiểu Lý mua đậu cho cô nhiều quá nên có một số hạt đã bị mốc. Tuy nhiên, Tiểu Lý lại tiếc rẻ mà không vứt bỏ, cô chỉ rửa sạch lại phần bị mốc rồi tiếp tục đun lên nấu.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã từng cảnh báo nhiều về loại độc tố gây bệnh K hàng đầu mang tên aflatoxin. Chúng thường xuất hiện ở những loại thực phẩm bị mốc, ẩm do điều kiện thời tiết và có khả năng gây ra bệnh K gan rất cao.
Ngoài đồ mốc, hỏng không nên sử dụng, bạn cần chú ý tránh 2 loại thực phẩm sau vì chúng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh K gan.
1. Đồ muối chua
Hàm lượng nitrit trong dưa muối chua thường vượt mức tiêu chuẩn nên đi vào cơ thể rất dễ sản sinh ra chất nitrosamine. Chất này có khả năng gây bệnh K mạnh và có thể gây hại cho môi trường gan. Nếu ăn lâu dài rất dễ làm tổn thương tế bào gan, làm gián đoạn hoạt động bình thường của gan.
2. Trầu cau
Trong trầu có chứa các thành phần chính như ancaloit và polyphenol. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ancaloit là chất độc di truyền, gây đột biến gen và liên quan chặt chẽ nhất đến sự xuất hiện của bệnh K.
Một nghiên cứu của Đại học Trung Nam (Trung Quốc) về K miệng cho thấy khoảng 86% bệnh nhân mắc K miệng có thói quen nhai trầu, so sánh cho thấy nhai trầu khô dễ gây bệnh và gây bệnh K hơn nhai trầu tươi.!.