Quay về Cố Cung Phổ Nghi lao tới ngai vàng tìm lại "kho báu" yêu quý, đó là thứ gì?
Nhân vật khiến Phổ Nghi “xanh mặt” khi gặp lại
Năm 1961, trong một buổi trò chuyện được tổ chức tại Thông tấn xã Bắc Kinh, Phổ Nghi cùng vợ mình nhận được lời mời tham dự.
Khi hai vợ chồng cùng nhau quay lại thăm Cố cung, Phổ Nghi đang vô cùng vui sướng khi được quay trở lại thăm chốn cũ thì bất ngờ gặp được một người khiến ông lập tức sợ hãi đến biến sắc. Lộc Chung Lân cũng đến tham dự sự kiện lần này, và bất ngờ nhận ra Phổ Nghi – người đã không gặp mặt suốt nhiều năm.
Vì ảnh hưởng tâm lý từ thời niên thiếu, Phổ Nghi nhất thời sợ hãi, song rất nhanh sau đó cả hai người đều điều chỉnh tâm lý. Lần gặp mặt đầu tiên trong thời đại mới, đây cũng có thể xem như cuộc hội ngộ sau nhiều năm của cả hai.
Lộc Chung Lân thấy biểu cảm của Phổ Nghi như vậy đã nhanh chóng cười nói: “Yên tâm đi, tôi chắc chắn sẽ không giết cậu đâu”. Câu nói này đã khiến cho Phổ Nghi cảm thấy nhẹ nhõm, mỉm cười đáp lại.
Cuộc đời Phổ Nghi bấp bênh chìm nổi, như một bộ phim đầy kịch tính, song những năm cuối đời của ông cũng xem là viên mãn.
Trong buổi trò chuyện, Phổ Nghi và Lộc Chung Lân đều vui vẻ chụp ảnh kỷ niệm chung với nhau, giống như hai người bạn cũ.
Từng là Hoàng đế cuối cùng của vương triều Đại Thanh nhưng Phổ Nghi khi đó đã không còn hình tượng như một vị Hoàng đế, nếu tình cờ gặp gỡ trên đường, nhiều người Trung Quốc có lẽ đã không còn nhận ra ông.
Báu vật gì khiến Phổ Nghi bỏ nhiều tâm huyết để quay lại tìm?
Trải qua vô số những phong ba bão táp trong cuộc đời, vào độ tuổi “xế chiều”, ông đã được trở về thăm nơi từng là mái nhà của mình – Cố Cung.
Lần trở về nơi đây, thân phận Phổ Nghi đã khác. Ông cũng chỉ như bao du khách tham quan Cố Cung khác, phải mua vé vào cửa. Cố Cung cũng không còn là nhà của ông nữa, bởi hai từ “hoàng đế” giờ đây đối với ông đã là chuyện quá khứ rồi.
Ngay từ khi trở lại Cố Cung, Phổ Nghi vừa vui mừng lại vừa bồi hồi xúc động. Sau khi vào cửa, ông phóng tầm mắt nhìn xung quanh. Khung cảnh của Cố Cung hiện ra trước mắt ông vừa quen thuộc lại vừa lạ lẫm. Phổ Nghi cứ thế rảo bước đi, không cần đến sự giúp đỡ của hướng dẫn viên hay bản đồ Cố Cung.
Khi đi đến Thái Hòa Điện, Phổ Nghi đã bước đến khu vực mình đã từng ngồi trên đó – ngai vàng hoàng đế. Tại đây, ông đã khom lưng xuống như tìm một thứ gì đó. Những người đứng bên cạnh thì đã có ý ngăn cản ông vì sợ ông làm hỏng ngai vàng.
Sau một hồi tìm kiếm, cuối cùng, Phổ Nghi đã tìm ra thứ cần tìm. Ông lấy ra 1 chiếc lọ nhỏ từ dưới chân ngai vàng. Trong hộp là “báu vật” mà ông rất yêu quý: Một con dế.
Vậy tại sao một con dế lại được Phổ Nghi coi như “bảo bối” đáng quý? Bản thân ông từng là một hoàng đế, có kho báu quý hiếm nào ông chưa từng chiêm ngưỡng qua? Con dế trong chiếc lọ nhỏ đó có sức hấp dẫn gì với ông?
Năm xưa, trò đấu dế rất thịnh hành tại thời nhà Thanh. Là hoàng đế Đại Thanh, lẽ đương nhiên, Phổ Nghi cũng đã từng chơi qua trò chơi này. Tuy trong con mắt của thế hệ những người trong xã hội hiện đại như chúng ta, trò chơi này chẳng có thú vị chút nào, nhưng khi ấy, trò đấu dế lại là một trò chơi được rất nhiều người yêu thích. Lý do có thể chỉ đơn giản là tại mỗi thời đại khác nhau, con người có những trò chơi giải trí khác nhau.
3 tuổi – độ tuổi vốn dĩ phải được thỏa thích chơi đùa, Phổ Nghi lại phải đăng cơ làm hoàng đế, phải gánh vác mà đối mặt với vô vàn những áp lực, gian khổ. Giai đoạn này thật sự là rất khó khăn đối với một đứa trẻ mới 3 tuổi như Phổ Nghi.
Khi đó, chỉ có chơi trò đấu dế mới giúp Phổ Nghi giải tỏa được áp lực, thư giãn tận hưởng những niềm vui và không phải đối mặt với những lời lẽ giáo huấn nghiêm khắc của văn võ bá quan. Đặc biệt là giai đoạn sau khi Phổ Nghi trưởng thành, ông đã phải trải qua vô vàn những phong ba bão táp trong cuộc đời. Do đó, đối với ông, những kí ức nhỏ bé hồi thơ ấu càng trở lên trân quý hơn bao giờ hết. Con dế trong chiếc lọ nhỏ đó là “báu vật” của Phổ Nghi, ông đã giấu nó dưới chân ngai vàng như cách để khắc ghi lại những thời khắc đẹp đẽ của tuổi thơ trong chính sinh mệnh của mình.