Đại tham quan Hòa Thân dặn con 2 điều bí mật trước khi chết: Muốn sống, đừng phạm vào!

Như chúng ta đã biết, tham lam vốn không phải điều tốt. Một khi con người không biết thỏa mãn mà còn không biết điểm dừng thì đến một ngày sẽ gặp họa, thậm chí phải trả giá bằng tính mạng.

Càng có quyền lực thì lòng tham càng tăng lên. Suy cho cùng, mong muốn của con người là chiếc hố không có đáy. Trong lịch sử Trung Quốc có một vị tham quan vẫn còn lưu danh cho đến ngày nay, đó là Hòa Thân.

CON SỐ KHỔNG LỒ ÍT AI NGỜ TỚI

Dựa vào việc được hoàng đế Càn Long hậu thuẫn, Hòa Thân đã tích trữ cho mình nhiều của cải. Số tài sản ông có được trong thời gian làm quan khiến nhiều người phải ngạc nhiên.

Số của cải mà Hòa Thân có được không chỉ đến từ việc tham ô, ăn hối lộ mà còn đến từ việc kinh doanh. Vốn là người nhanh nhạy, ông sớm đã nắm bắt toàn bộ tâm tư của hoàng đếCàn Long. Chỉ cần hoàng đế ngỏ ý, vị quan này đều có thể đáp ứng.

Càn Long vốn là người thích hưởng lạc, xa hoa, nên ông đã “nhắm mắt làm ngơ” để Hòa Thân “một tay che cả bầu trời”. Bởi người này sẵn sàng chi tiền để làm vừa lòng hoàng đế. Do đó, dưới thời Càn Long, Hòa Thân đã ngang nhiên kiếm được những khoản tiền bất chính. Bên cạnh đó, Hòa Thân rất giỏi kinh doanh.

Hình minh họa. Ảnh: Kknews

Tiết Phúc Thành, một nhà ngoại giao cuối thời nhà Thanh, đã viết một cuốn sách có tựa đề “Dung am toàn tập”, trong đó có một phần gọi là “Kiểm tra danh sách tài sản gia đình Hòa Thân”. Tại đây, ông đã chỉ ra số tiền mà vị tham quan này đã bỏ túi, cụ thể là:

“Vào thời điểm đó, số tài sản đã được định giá khoảng 264 triệu lượng bạc, cộng với bất động sản không định giá, tổng khoảng 1 tỷ lượng bạc”.

Một tài liệu khác còn cho rằng Hòa Thân tham ô số bạc lên tới 2 tỷ lạng, trong khi quốc khố hàng năm của chính quyền nhà Thanh chỉ từ 70 đến 80 triệu lạng bạc. Điều này có nghĩa là tài sản của Hòa Thân tương đương với với 10 năm quốc khố.

DỰ LIỆU TRƯỚC NGÀY LỤI TÀN

Khi Càn Long sắp qua đời, Hòa Thân cũng bắt đầu ý thức được “ngày tàn” của mình. Vốn là người không hề tầm thường, ông đã căn dặn con 2 bí mật trước khi chết. Đây cũng là thứ đã cứu con cháu của ông trong hơn 200 năm.

Sau khi hoàng đế Càn Long qua đời, Gia Khánh lên ngôi hoàng đế. Vốn dĩ Gia Khánh đã để ý Hòa Thân từ lâu, nhưng chỉ đến khi Càn Long không còn, ông mới thẳng tay trừng trị. Khi Gia Khánh mời Hòa Thân vào cung để dự tang lễ, ông đã dự đoán rằng có điều gì đó không ổn.

Hình minh họa. Ảnh: Kknews

Vì vậy, ông gọi các con trai của mình và căn dặn 2 điều, trong đó nhắc nhở phải truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác:

Thứ nhất là không giữ gia phả, thứ hai là không dựng nhà thờ tổ tiên.

Về sau khi ngẫm lại hai lời dặn này, người ta mới thấy được Hòa Thân là người rất khôn khéo. Không giữ gia phả, đồng nghĩa với việc khó xác định quan hệ với những người liên quan. Cho dù tội của ông có thể “tru di cửu tộc”, nhưng hoàng đế sẽ không có căn cứ để truy ra.

Bên cạnh đó, việc không xây nhà thờ tổ tiên cũng là một nước đi tính toán về sự an nguy cho con cháu. Chỉ khi không có vướng bận, những người trong gia tộc mới có thể dễ dàng rời đi nếu cảm thấy tình thế không an toàn.

Sau khi dặn dò các con 2 mật lệnh này, Hòa Thân vào cung, ông bị Gia Khánh bắt giam. Sau 15 ngày kể từ khi hoàng đề Càn Long qua đời, Hòa Thân cũng không giữ được tính mạng.

Ban đầu, Gia Khánh muốn quét sạch đám người “cùng hội cùng thuyền” của Hòa Thân và trừng phạt cả gia tộc của ông. Nhưng cuối cùng, sau lời cầu xin của mọi người, Gia Khánh chọn chỉ trừng phạt Hòa Thân và sau đó lục soát nhà của ông.

Về sau, con cháu của Hòa Thân đã làm theo lời ông dặn. Họ không để lại gia phả hay xây dựng nơi thờ cúng tổ tiên. Tất cả những người trong gia tộc của Hòa Thân đã sống ẩn dật kể từ đó. Nhờ vậy, con cháu Hòa Thân đã may mắn thoát chết và tồn tại hơn 200 năm nay.

Ngày nay, dân làng sống ở Hắc Long Giang, tự nhận mình là con cháu của Hòa Thân. Tuy nhiên, do không có gia phả hay bất cứ điều gì để chứng minh, nên lai lịch của họ vẫn chưa thể xác thực.