Người Việt tìm kiếm gì nhiều nhất trên Google trong năm 2021?
Một năm hoành hành của đại dịch COVID-19 khiến giãn cách xã hội kéo dài đã khoanh vùng những nội dung mà người Việt quan tâm nhiều nhất trong năm 2021 tập trung vào nhóm Học tập và Giải trí trực tuyến.
Top 10 từ khóa của xu hướng tìm kiếm nổi bật tại Việt Nam năm 2021 thể hiện sự tác động lớn bởi đại dịch qua một chuỗi các sự kiện và hoạt động định hình hai xu hướng lớn của năm.
TIN LIÊN QUAN
Toyota chi ‘bạo tay" gần 30.000 tỷ đồng xây nhà máy pin – Điều trái ngược cũng nằm ở đây!
Chim én xây tổ trong nhà sẽ khiến gia chủ lụi bại? Chuyên gia lên tiếng chỉ ra 3 bí mật
Dẫn đầu danh sách là sự kiện thể thao hàng đầu thế giới Euro 2021 với từ khóa ‘Lịch thi đấu Euro’. Người hâm mộ đã phải chờ đợi sau một năm dời việc tổ chức Euro 2021 do đại dịch COVID. Euro 2021 tổ chức từ 12/6 – 12/7, diễn ra vào đúng giai đoạn giãn cách xã hội tại Việt Nam nên thu hút sự chú ý của phần lớn người dân, trong đó có cả những người chưa phải là fan bóng đá cũng xem đây là dịp xoa dịu căng thẳng từ tác động của đại dịch. Theo đó, từ khóa ‘VTV6’ là kênh truyền hình phát sóng trực tiếp các lượt trận Euro 2021 đã bứt phá vào top, giữ vị trí thứ 3.
Đứng thứ nhì sau sự kiện bóng đá toàn cầu là một website học tập trực tuyến do Trung tâm Khoa học tính toán của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phát triển, đó là OLM.vn. Website đem đến kiến thức giáo trình của nhiều môn học như Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh mà còn cung cấp các bài ôn thi Lịch sử, Ngữ văn, Địa lý, Hóa học, và Vật Lý, phân chia theo các khối lớp bài bản và dễ tra cứu. Từ khóa ‘Olm’ còn được tìm kiếm rộng rãi từ phụ huynh và học sinh do việc các trường học ứng dụng OLM thành cổng thi trực tuyến cho học sinh.
Cùng nhóm học trực tuyến còn có từ khóa ‘Azota’ cũng là một website có thể giao và chấm bài tập trực tuyến, tổ chức tạo đề thi online. Azota là một trong số các ứng dụng phổ biến được giáo viên dùng trong giảng dạy trực tuyến nên ‘Azota’ vào thứ hạng 4. Trong nhóm Học tập trực tuyến còn có từ khóa ‘K12online’ và ‘Vioedu’ cũng là các ứng dụng trực tuyến tạo đề thi.
Người dùng gia tăng nhận thức về COVID-19
Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tiếp tục bao trùm lên tất cả các lĩnh vực đời sống sinh hoạt, thúc đẩy việc tìm kiếm nhiều hơn từ người dùng nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu kiến thức, học tập và giải trí. Theo đó, đây là năm có nhiều xu hướng tìm kiếm nổi bật dạng câu hỏi liên quan về COVID-19.
Bật nắp quan tài cổ, chuyên gia kinh hãi: Người dám dùng loại gỗ này ắt không tầm thường
Người Việt vẫn tìm kiếm các thông tin liên quan qua Top 10 xu hướng tìm kiếm nổi bật về COVID-19 tập trung vào những từ khóa nội dung thiết thực rõ ràng như: ‘Phòng chống Covid’, ‘Khai báo y tế’ hoặc theo dõi ‘Covid hôm nay’ để nắm tình hình và ‘Chỉ thị 16’ để biết rõ hơn những quy định giãn cách. Vấn đề đồng bộ dữ liệu tiêm ngừa từ ‘Cổng thông tin tiêm chủng" và ‘Sổ sức khỏe điện tử’ được người dân đặc biệt quan tâm trong giai đoạn đầu của đợt chích vaccine ngừa.
Giải trí trực tuyến tại nhà
Trong giai đoạn giãn cách, môn thể thao có xu hướng tìm kiếm nổi bật nhất là Bóng đá chiếm lĩnh hết các từ khóa trong danh sách chủ đề Thể Thao. Với tình yêu mãnh liệt với bóng đá, người Việt luôn quan tâm đến các vấn đề xoay quanh bóng đá, những giải thi đấu định kỳ hay như Euro, Copa America, La Liga, hay vòng loại World Cup 2022 có sự góp mặt của đội tuyển bóng đá Việt Nam.
Giãn cách tại nhà, song song với nội dung thể thao thì người Việt thường xuyên tìm kiếm trực tuyến về nội dung game và phim để giải trí. Danh sách Phim có xu hướng tìm kiếm nổi bật trong năm dẫn đầu bởi series phim Trò chơi con mực (Squid Game). Cơn sốt về bộ phim lan tỏa tại nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm Việt Nam và những phiên bản sáng tạo khác từ ý tưởng của phim trên khắp các kênh YouTube cũng thu hút người xem.
TIN LIÊN QUAN
7 lần bắt sống rồi thả: Đỉnh cao mưu kế của Gia Cát Lượng, giúp Thục Hán dẹp yên phản loạn
Không thể quên 2 nơi đặc biệt này, cuối đời Phổ Nghi mới quyết quay lại thăm: Đó là đâu?
Đáng chú ý, bên cạnh các chủ đề quen thuộc như hằng năm, danh sách từ khoá nổi bật của năm 2021 ghi nhận thêm hai chủ đề đặc biệt là Giải trí trực tuyến và Mẹo công nghệ. Top xu hướng tìm kiếm nổi bật chủ đề Giải trí trực tuyến cho thấy trong thời gian dài giãn cách xã hội, người Việt đã tìm nhiều cách để duy trì kết nối và tương tác với nhau. Các tựa game, nền tảng chơi game trực tuyến như Play together, Poki, Genshin Impact, Among Us đã tạo nên trào lưu giải trí mới.
Bên cạnh đó, việc dành nhiều thời gian hơn cho mạng Internet và các thiết bị điện tử khiến người dùng có xu hướng quan tâm đến hình tượng trực tuyến của mình, thể hiện qua việc tìm kiếm các công cụ tạo ảnh đại diện hoặc làm đẹp cho giao diện máy tính và trình duyệt của mình qua tìm kiếm.
Người Việt trau dồi kiến thức mới qua Google
Bên cạnh giải trí, người Việt chủ động tranh thủ thời gian giãn cách để học hỏi thêm nhiều kiến thức mới. Người Việt thường xuyên ‘hỏi Google ’ về mọi vấn đề họ gặp phải hay quan tâm như tìm hiểu kỹ lưỡng về các Chỉ thị 15, 16 và 19 để thi hành chính xác các quy định giãn cách xã hội, cũng như cách ‘test pcr như thế nào’, hay ‘xét nghiệm Covid ở đâu’ và ‘khai báo y tế ở đâu’…
Các câu hỏi cũng rất thời sự khi người hâm mộ bóng đá liên tục tìm kiếm ‘UAE là gì’ trước thềm trận đấu vòng loại World Cup 2022 với đội tuyển bóng đá Việt Nam. Thú vị hơn khi sự quan tâm về các vấn đề môi trường qua câu hỏi ‘Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Amazon’ đứng thứ hai trên danh sách Câu hỏi tại sao. An toàn thông tin dần được người dân chú ý hỏi ‘Tại sao phải mã hóa thông tin’ nhằm bảo vệ thông tin riêng tư nhạy cảm trước các mối nguy từ tội phạm mạng. Vấn đề cảnh giác được nâng cao khi người dân tìm cách ‘tra cứu shipper’ (Danh sách mẹo công nghệ) để nắm thông tin về người giao nhận.
Với những thông tin thống kê hữu ích dựa trên các tìm kiếm của người Việt trong một năm đã qua, Google Year In Search 2021 đã khắc họa các vấn đề, sự kiện, những chuyển biến tạo nên một bức tranh toàn cảnh về sự quan tâm của người Việt và thông qua đó cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp, tổ chức nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng, thông tin thị trường – xã hội.
Nông dân đi bắt rắn đêm thì bất ngờ đụng trúng “thứ dữ” độc hơn cả hổ mang chúa: Đó là gì?