Trẻ là F0 chưa tiêm phòng: GĐ viện Nhi TW chỉ rõ 2 yếu tố tiên quyết để vượt qua, ngừa di chứng

Hiện nay số lượng trẻ là F0 chưa tiêm đang ngày 1 tăng cao. Vậy làm thế nào để trẻ vượt qua Covid-19, ngừa biến chứng?

 

Liên quan tới vấn đề này, PGS.TS Trần Minh Điển (Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương) đã có bài chia sẻ được báo Chính Phủ.

Quan sát và hạ sốt cho trẻ ngay khi cần, cẩn trọng với cơn co giật khi sốt cao

Theo PGS. TS Điển, với trẻ sơ sinh và bú mẹ thì trước tiên cần đánh giá tình trạng sốt của bé. Mà để đánh giá được thì cần đo nhiệt độ. Nếu nhiệt độ trên 38,5 thì cần cho bé dùng thuốc hạ nhiệt qua đường uống hoặc hậu môn.

Các loại thuốc hạ nhiệt được dùng là Paracetamol với liều 10-15 miligram cân nặng và trong khoảng mỗi 4 đến 6 giờ có thể cho sử dụng lại.

Sau 1 – 2 tiếng cho trẻ uống hạ sốt mà nhiệt độ hạ xuống nghĩa là cơ thể đáp ứng thuốc hạ nhiệt. Còn nếu không hạ xuống ngay 37 độ thì quan sát thêm. Trường hợp bé sốt 38,5-39 độ mà hạ xuống 38-38,5 thì được coi là đáp ứng thuốc hạ sốt.

PGS. TS Điển cũng khuyến cáo: Trẻ ở độ tuổi sơ sinh và đang bú mẹ thì không tự uống được. Vì vậy, cha mẹ cần chủ động cho bé uống nước (nước lọc bình thường và nước bù điện giải). Đối với điện giải thì pha đúng hàm lượng và cho bé uống từ từ, nhẹ nhàng. Cứ 15 – 20 phút thì cho bé uống vài thìa. Việc này giúp thuốc ngấm tốt hơn mà không khiến bé bị nôn trớ.

Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên ép con ăn quá nhiều trong một bữa mà nên chia nhỏ. Trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ, mẹ cho con bú lượng sữa mỗi lần ít hơn bình thường nhưng tăng số lần lên.

Vị chuyên gia này nhấn mạnh: Với trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ, 2 yếu tố tiên quyết giúp trẻ nhanh vượt qua Covid-19 là hạ nhiệt, uống nước đầy đủ và dinh dưỡng nhẹ nhàng.

Với trẻ ở độ tuổi lớn hơn, các bé đã biết trả lời và nói ra triệu chứng, cảm giác. Lúc này, cha mẹ có thể từ đó mà đánh giá tình trạng sốt cũng như cho trẻ dùng thuốc hạ nhiệt. Song, cần đánh giá sốt cả ngày và đêm, cho trẻ uống hạ sốt khi sốt từ 38,5 độ và theo dõi biến chuyển trong 4 – 6 tới bằng cách đo nhiệt độ.

Vấn đề lớn nhất với nhóm từ 6 tháng – 6 tuổi là nguy cơ sốt cao dẫn tới co giật. Nếu gặp tình huống này, phụ huynh cần bình tĩnh và nhờ thêm sự trợ giúp của người xung quanh. Tuyệt đối không được vội vàng ôm chầm lấy trẻ hay bế trẻ dậy ngay. Hãy đặt con nằm trên mặt phẳng cứng, ngửa đầu nhẹ và cho đầu bé nghiêng sang một bên.

Đồng thời, không đưa bất cứ thứ gì vào miệng bé để tránh gây tình trạng tụt lưỡi hoặc khó thở. Mẹ cũng nên cởi bỏ bớt quần áo và kiểm tra nhiệt độ, đặt thuốc hạ sốt vào hậu môn, dùng khăn ấm lau chườm cổ, nách và bẹn để giảm nhiệt độ. Bình thường, cơn co giật do sốt cao ở trẻ chỉ diễn ra trong 1 – 2 phút. Nếu sau đó môi và tứ chi của bé ấm dần lên và hồng hào trở lại thì có thể yên tâm.

Song, kể cả khi đó thì cha mẹ vẫn nên đưa bé tới bệnh viện để kiểm tra kĩ hơn về cơn co giật.

Vệ sinh mũi họng và cách ly bé khỏi mọi người trong nhà, nhất là người già

Trẻ khi nhiễm Covid-19 thì cũng giống người lớn, vấn đề vệ sinh mũi họng rất quan trọng. Chúng ta cần lau mũi cho các bé bằng nước muối biển rồi nhỏ thuốc vào để mũi họng bé được sạch sẽ, thông thoáng.

Đồng thời, cần cách ly con khỏi những người khác trong nhà nhất là người già. Bởi, trẻ em có thể vượt qua Covid-19 dễ dàng nhưng với người cao tuổi, nhất là người già chưa được tiêm phòng thì nguy cơ rất cao, thậm chí có thể mất cả sự sống.

Vậy nên nếu được, cha mẹ nên cho bé ở phòng riêng, tất nhiên vẫn cần sự chăm sóc của bố hoặc mẹ. Cho bé ở phòng thoáng, sát khuẩn bề mặt thường xuyên, tạo không khí vui tươi và hướng dẫn bé các bài tập vận động thường xuyên, nâng cao sức khỏe.

Dùng máy SpO2 cho trẻ cần lưu ý

Khi thấy con có vẻ gì đó không ổn như li bì, thở nhanh, mệt mỏi thì cần phải thăm dò sâu hơn. Hiện nay, nhiều gia đình đã chuẩn bị máy SpO2 để sử dụng. Thiết bị này giúp đánh giá nồng độ oxy của F0.

Tuy nhiên, khi đo cho trẻ thì đôi khi vội vàng hoặc do thời tiết lạnh nên đôi khi có thể cho kết quả không chính xác. Do máy này dành cho người lớn mà ngón tay của trẻ thì nhỏ xíu. Vì vậy, khi thấy SpO2 là 93, 94, 95% thì phụ huynh cần kiểm tra lại bằng cách đặt tay mình lên để kiểm tra. Nếu thấy chỉ số ổn định, chúng ta mới kẹp lên đo lại cho con.

Đồng thời, phụ huynh không nên chủ động đánh giá mà nên hỏi ý kiến bác sĩ, tốt nhất la quay video gửi bác sĩ. Bởi, đôi khi cha mẹ khá hốt hoảng khi thấy cái cặp của máy này không vừa với tay con mình.

Vậy còn việc dùng thuốc thì sao?

 Theo TS. Điển, hiện nay chúng ta chưa có chỉ định dùng thuốc kháng virus cho trẻ dưới 18 tuổi. Khi trẻ nhiễm thì chúng ta hoàn toàn điều trị triệu chứng cho trẻ thôi.

Vì thế, cha mẹ cần theo dõi cẩn thận, phát hiện sớm dấu hiệu nặng để đưa trẻ đi bệnh viện để bác sĩ đánh giá. Tùy theo mức độ của trẻ mà bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị thích hợp. Nói tóm lại, phụ huynh không được tùy tiện dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm… cho trẻ.

Thông báo cho cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ

Tốt nhất, cha mẹ nên có số liên hệ của nhân viên y tế để thông báo về tình hình của trẻ. Từ đó mà được hướng dẫn, thăm khám và nhận định những dấu hiệu nặng nhằm nhanh chóng đưa bé đi cấp cứu khi cần.