Trước cuộc đảo chính giết chết 2 nam sủng, Võ Tắc Thiên có muốn truyền ngôi cho Lý Hiển?
Võ Tắc Thiên từng cân nhắc đến việc truyền ngôi cho đứa con trai bất tài của mình là Lý Hiển (tức Đường Trung Tông, vị hoàng đế thứ 4 và thứ 6 của nhà Đường).
Từng bị phế ngôi vị một lần, một người như Lý Hiển chắc chắn sẽ không thể trở thành người thừa kế sáng giá mà Võ Tắc Thiên lựa chọn. Vậy tại sao nữ hoàng đế này lại chọn để Lý Hiển lên ngôi vào thời khắc cuối cùng của cuộc đời mình? Võ Tắc Thiên ở tuổi 82 đã quá già và không thể chịu được sự nhiễu động của nhóm người Trương Giản Chi, đại thần nhà Đường và triều đại Võ Chu.
Đường Trung Tông Lý Hiển là vị hoàng đế thứ 4 và thứ 6 của nhà Đường.
Nếu cho rằng Võ Tắc Thiên chủ động truyền ngôi cho Lý Hiển thì chắc chắc không đúng. Bởi vì vào tháng 2/705, mục đích chính của cuộc đảo chính Thần Long là buộc Võ Tắc Thiên truyền ngôi cho con trai Lý Hiển. Trương Giản Tri chính là người lãnh đạo cuộc đảo chính này.
Cuối cùng, bọn họ thành công lật đổ Võ Tắc Thiên và Lý Hiển một lần nữa lên ngôi hoàng đế. Lần này không có nhiều máu đổ trong cuộc đảo chính Thần Long, chỉ có hai người đàn ông thân cận bên Võ Tắc Thiên bị giết chính là Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông. Nguyên nhân là do hai người này mưu phản.
Vì sao Võ Tắc Thiên chọn Lý Hiển để truyền ngôi?
Trước khi diễn ra cuộc đảo chính trên, nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên đã suy tính đến việc truyền ngôi cho Lý Hiển. Địch Nhân Kiệt chính là một trong những người góp công không nhỏ trong việc nữ hoàng đế đưa ra quyết định này.
Địch Nhân Kiệt là vị đại thần quan trọng nhất trong thời gian Võ Tắc Thiên nắm quyền lực tối cao. Nữ hoàng đế Võ Tắc thiên cũng rất tôn trọng Địch Nhân Kiệt vì ông là người rất công minh, phân rõ đúng sai. Theo ông, không quan trọng ai là hoàng đế, bởi người có thể đảm bảo sự ổn định của đất nước thì chính là vị hoàng đế tốt.
Địch Nhân Kiệt là người góp công không nhỏ trong việc nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên quyết định truyền ngôi cho Lý Hiển.
Địch Nhân Kiệt cũng chính là người nhiều lần khuyên Võ Tắc Thiên nên truyền lại ngôi báu cho họ Lý, thay vì người họ Võ.
Bởi nếu người họ Võ lên ngôi sẽ lại khơi dậy sự phản đối của dòng họ Lý và chắc chắn sẽ dẫn đến cuộc tranh đấu đẫm máu. Mặt khác, những người trung thành với nhà họ Lý cũng sẽ chờ thời cơ để lật đổ.
Vì vậy, Địch Nhân Kiệt cho rằng chỉ có Lý Hiển lên ngôi mới ổn định được nội tình đất nước. Bởi Lý Hiển là hậu duệ của nhà họ Lý và là con trai của Võ Tắc Thiên. Bất kể đó là trung thần của Võ Tắc Thiên hay trung thần của nhà Lý, đều sẽ không mạo phạm đến Lý Hiển.
Dù năng lực của Lý Hiển không đủ để lên ngôi nhưng theo Địch Nhân Kiệt, lựa chọn Lý Hiển là giải pháp tốt nhất lúc bấy giờ.
Vì vậy, Địch Nhân Kiệt nói với Võ Tắc Thiên rằng sẽ không có gì to tát nếu bà chọn cháu trai mình làm hoàng đế. Võ Tắc Thiên nghĩ rằng sau khi qua đời, bà phải được con cháu thờ phụng. Vì vậy, bà chọn Lý Hiển để truyền ngôi báu là điều hiển nhiên.
Sau cuộc đảo chính này, Võ Tắc Thiên tuyên bố thoái vị, từ bỏ quyền lực của mình và trao lại ngôi vị cho Lý Hiển. Võ Tắc Thiên sau đó qua đời vào mùa đông năm 705.
https://soha.vn/truoc-cuoc-dao-chinh-giet-chet-2-nam-sung-vo-tac-thien-co-muon-truyen-ngoi-cho-ly-hien-20220103145111665.htm