Bật mí thời điểm đổ xăng "hời nhất" trong ngày mà nhân viên bán hàng không bao giờ tiết lộ với bạn
Đổ xăng buổi sáng, buổi tối được nhiều hơn so với khi trời nắng nóng, bởi khi đó, thể tích xăng co lại, có lợi cho người mua… Điều này có thực sự chính xác không?
Bật mí thời điểm đổ xăng “hời nhất” trong ngày
Một số người cho rằng nếu đổ xăng vào ban đêm hoặc vào buổi sáng khi nhiệt độ mát hơn, bạn sẽ nhận được nhiều nhiên liệu hơn với số tiền bạn phải trả. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, bạn có thể thực sự tiết kiệm được bao nhiêu khi đổ xăng vào ban đêm hoặc sáng sớm?
Theo lý thuyết thì đó là đúng. Xăng giãn nở hay co lại tùy vào nhiệt độ. Buổi sáng tiết trời mát hơn, trong suốt một đêm xăng co lại, giảm thể tích, vì thế, đổ xăng vào thời điểm sáng sớm là bạn có lợi nhất. Ngược lại, lúc nóng nhất trong ngày, khi ta trả tiền 10 lít xăng nhưng có thể ta chỉ nhận được từ 9,1 – 9,3 lít, phần còn lại chỉ là hơi xăng.
Vì vậy, người tiêu dùng nên mua xăng vào buổi sáng lúc nhiệt độ vẫn còn thấp. Làm như vậy, các bạn sẽ mua được lượng xăng nhiều hơn với số tiền tương đương khi mua vào buổi trưa hoặc chiều.
Bạn cũng không nên đổ xăng lúc xe bồn đang bơm xăng vào bồn chứa của cây xăng. Lúc xe bồn đổ xăng vào bồn chứa ào ào, gia tăng áp suất trong bồn chứa xăng của trạm xăng làm xăng giãn nở ra. Khi đó, ta lại phải mua một tỷ lệ khí xăng, hơi xăng.
Anh N.N.A chia sẻ: “Tôi nghĩ đổ xăng vào buổi sáng tiết trời mát hơn, vì sau một đêm xăng co lại, giảm thể tích, đổ xăng vào thời điểm sáng sớm là bạn có lợi nhất. Khi đổ xăng vào lúc nhiệt độ cao có thể phải trả một phần là hơi xăng.”
Tương tự như anh A., anh Ng.V.H cũng chia sẻ rằng, khi đổ xăng, nên yêu cầu bấm cho xăng chảy từ từ vào bình. Bởi khi dòng chảy của xăng vào bình nhanh, mạnh, xăng giãn nở nhiều hơn. Nếu để cho bình xăng thật cạn, thì khi đổ xăng, dòng xăng chảy xuống sẽ gặp áp suất lớn hơn, làm cho xăng giãn nở thể tích. Khi xăng còn 1/2 thì khoảng cách từ vòi xăng xuống chỗ xăng mới rơi vào giảm đi và áp suất trong bình xăng không nhiều bằng khi xăng đã cạn bình.
Một số kinh nghiệm khi đổ xăng để tiết kiệm
Khi chạy xe trong nội thành thì chỉ cần đổ xăng dầu đến nửa bình hoặc 2/3 bình
Khi đi trong thành phố đông đúc, lúc đi lúc dừng lại, nếu như chúng ta đổ xăng đầy bình sẽ tăng thêm gánh nặng cho động cơ, và sẽ khiến cho chiếc xe của bạn tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn.
Không nên chạy gần hết bình mới đổ xăng
Không nên chạy hết bình mới đổ xăng, mà phải đổ từ khi thấy vạch kim xăng sắp về vị trí E hoặc khi có điều kiện. Chạy xe để tới mức gần cạn nhiên liệu không tốt cho động cơ hoặc các chi tiết cơ khí. Lý do tiếp theo là lượng xăng tồn không phải là lựa chọn hợp lý cho động cơ. Thường cặn sẽ đóng lại ở đáy bình, cặn này đi vào động cơ giảm hiệu suất nổ đồng thời phá hủy các chi tiết.
Nếu không thường xuyên lái xe thì không nên đổ đầy xăng
Nhiều ý kiến chia sẻ rằng không đổ xăng đầy bình với nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó một số ý kiến cho rằng sợ bị gian lận nếu gặp cây xăng không hoạt động đúng chuẩn.
Trong trường hợp ít sử dụng thì tốt nhất là chúng ta nên duy trì lượng xăng thấp ở trong bình, vì xăng dầu để lâu cũng bị biến chất.
Không nên đổ đầy tràn bình xăng
Nếu tính toán được những quãng đường sẽ đi, kể cả đường dài, tài xế không nên đổ đầy tràn bình xăng. Đổ quá đầy xăng chỉ khiến xe nặng thêm, động cơ chịu thêm tải nên sẽ tiêu tốn xăng hơn. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là đổ quá ít xăng. Bởi lẽ, đổ ít xăng khiến tài xế thường xuyên phải ghé trạm xăng, đồng thời các chi tiết lâu ngày không được ngập trong xăng có thể bị ăn mòn.
Không nên đổ quá nhiều xăng khi mua ở các cây xăng “lạ”
Những địa điểm lần đầu tiên bạn đổ xăng, cũng có thể là cây xăng “lạ” mà bạn cảm thấy không tin tưởng.
Hãy ước lượng xem bạn cần bao nhiêu xăng để hoàn thành chuyến đi và có thể đến được cây xăng quen thuộc mà mình thường mua xăng.