Bé 3 tuổi nuốt pin cúc áo, bà nội cho uống mật ong, bác sĩ khen nức nở: Bà cứu cháu đấy, giỏi hơn cả tôi
Sau khi có con, nhiều bậc cha mẹ thấy mình cạn kiệt sức lực mỗi ngày.
Nếu có ông bà chăm sóc cháu giúp thì cũng đỡ được nhiều thứ. Nhiều người vẫn ganh tỵ với những gia đình trẻ có người đỡ đần. Tuy nhiên, dù thuận lợi nhưng vẫn không khỏi có những mâu thuẫn giữa người già và người trẻ trong cách chăm sóc bé. Đặc biệt là mối quan hệ mẹ chồng – con dâu, vốn chỉ quẩn quanh trong việc nuôi dạy trẻ. Trường hợp bà nội cho cháu uống mật ong dưới đây là một ví dụ.
Nhà có trẻ con thì không thể lường trước được những nguy hiểm tiềm ẩn xung quanh, đặc biệt là khi trẻ còn trong độ tuổi sơ sinh. Bé thích dùng miệng, dúng tay khám phá thế giới xung quanh mình. Rất nhiều trường hợp bé nuốt những vật nhỏ như cúc áo, đồng xu, … phải đưa vào viện gấp. Nếu điều này xảy ra, các ông bố, bà mẹ nên thực hiện các biện pháp sơ cứu càng sớm càng tốt, để giảm thiểu tổn hại cho con mình.
Cuối tuần, chị Xuân chuẩn bị nấu một bữa ăn ngon cho bé Minh, con trai mình. Chị nghĩ rằng cả tuần để bà đi chợ nấu ăn cũng đã vất vả rồi, mẹ sẽ nấu cho con một bữa ăn đầy dinh dưỡng.
Chị nghĩ đứa trẻ đã 3 tuổi rồi, không cần phải lúc nào cũng nhìn nó nên đã lấy ra một ít đồ chơi yêu thích bày ra cho con chơi. Lúc này bà nội đang nghỉ ngơi trong phòng, từ sáng chị đã bảo bà hôm nay không cần phải nấu nướng, dọn dẹp gì cả vì cả tuần bà đã quá vất vả.
Thật ra, mỗi lần bà làm gì thì chị theo dọn cũng phát mệt. Chị đã nghỉ việc suốt 2 năm đầu sau sinh vì muốn toàn tâm toàn ý tận hưởng thời gian làm mẹ. Con hơn 2 tuổi, chị đi làm lại nhưng không dám gửi trẻ. Chồng chị gợi ý nhờ bà nội lên giữ vì bà ở nhà cũng buồn, lại chẳng làm gì, trong khi cả nhà bên chị đã ra nước ngoài định cư.
Chị luôn biết ơn mẹ chồng vì đã bỏ thời gian chăm cháu để con dâu, con trai yên tâm đi học. Bà cháu cũng quấn quýt nhau. Nhưng khổ nổi con dâu là người thành thị, bà thì từ nhỏ tới lớn sinh sống ở nông thôn nên nếp sinh hoạt cũng chỏi nhau. Có lúc chị và chồng căng thẳng đến mức không nhìn mặt nhau vì chị phát hiện bà nội cho cháu uống nước chung cốc với mình. Trong khi con mình đẻ ra, chị còn chẳng dám cho nó ăn uống chung thứ gì với mình, có chăng là mẹ ăn đồ thừa của con. Rồi bà pha sữa cho cháu thì nhạt toẹt, hỏi thì bảo pha nước nhiều hơn bột cho đỡ tốn kém. Chưa kể bà có những thói quen như đi chân không từ hàng lang vào nhà, nêm nếm thức ăn cho cháu, hở ra là thay đổi vị trí các thứ trong nhà… khiến chị rất khó chịu. Chuyện nấu ăn trong nhà cũng vậy, nên cuối tuần chị bảo bà nghỉ ngơi, thật ra là chỉ muốn nấu nướng theo ý mình.
Đang miên man suy nghĩ, chị Xuân thấy con im lặng bất thường. Chị bất giác cười thầm. Nói chung, có hai tình huống khi im lặng: hoặc xem phim hoạt hình hoặc “phá phách “. Người mẹ ló đầu vào xem, chiếc xe đồ chơi đã bị vỡ, khe pin trống rỗng. Còn thằng bé thì mặt đỏ gay.
Chị nhào tới hỏi con “Con cho vào miệng cái gì à?”. Đứa bé có chút chột dạ, gật đầu. Chồng chị giờ này vẫn ở ngoài công trường, vậy nên chị đã gọi điện thoại cấp cứu nhờ đến nhà ngay. Rồi còn chuẩn bị giấy tờ, quần áo, tiền bạc các thứ…, mọi thứ cứ rối tinh lên. Khi chị quay lại thì thấy mẹ chồng đã ra khỏi phòng, đang cầm lọ mật ong trên tay và múc ra cho cháu uống mật ong.
“Mẹ làm gì thế, giờ này không đi viện còn cho cháu uống mật ong?”
Bà cụ vẫn phớt lờ lời nói của con dâu, yêu cầu cháu trai uống càng nhiều mật ong càng tốt. Cho đến khi lọ mật ong đã gần cạn, thì xe cấp cứu cũng đã tới. Xe chở bé Minh bệnh viện gần nhà nhất và sau khi thông báo cho bác sĩ về quá trình tổng quát, bác sĩ vội vàng sắp xếp cho đứa trẻ đi chụp CT và phát hiện ra rằng quả thật có pin nút áo trong bụng đứa trẻ. Việc nội soi lấy ra rất dễ dàng. Người mẹ lăng xăng phía trong, phần vì còn giận nên bắt bà nội bé Minh phải ngồi ngoài. Khéo vào trong bà lại còn “chỉ đạo” cả bác sĩ cũng nên.
Sau đó, bố bé Minh cũng vừa kịp tới, hết lời cám ơn bác sĩ. Chị Xuân vẫn còn ức về việc làm khó hiểu của mẹ chồng nên giận dỗi quay sang kể lại với chồng, có mặt bác sĩ ở đó. Chẳng ngờ bác sĩ lại thốt lên lời khen ngợi “Bà còn giỏi hơn cả tôi nữa đấy, bà làm thế là cứu cháu”
Rõ ràng là các cụ vẫn còn minh mẫn chán, trong khi nhiều bà mẹ trẻ tự nhận mình rất thông thái nhưng lại không hiểu các biện pháp tự sinh như vậy và bỏ lỡ thời điểm tốt nhất, chỉ biết đưa con đến bệnh viện. Vị bác sĩ giải thích, sau khi trẻ vô tình nuốt phải viên pin sẽ đi qua thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các cơ quan khác, axit dịch vị trong dạ dày sẽ ăn mòn pin cúc áo và các chất hóa học bên trong pin sẽ chảy ra ngoài gây ảnh hưởng đến dạ dày, gây thương tích, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng đứa trẻ. Khi bà nội cho cháu ngậm mật ong là dùng chất lỏng bảo vệ chống ăn mòn hóa học trong pin. “Chất lỏng bảo vệ” là gì? Đó là một số chất lỏng hàng ngày chúng ta hay dùng như sữa, mật ong, v.v. Các chuyên gia đã phát hiện ra rằng mật ong có tác dụng bảo vệ tốt nhất. Bên cạnh đó, mật ong còn có tính axit giúp tổng hợp một phần kiềm có trong pin làm giảm nguy hiểm đến trẻ.
Cách làm của bà nội bé Minh là đúng, bác sĩ còn cho rằng không dễ gì có thể bình tĩnh nhớ ra biện pháp này, bà còn giỏi hơn cả bác sĩ. Chị Xuân nghe đến đây thì ngẩn người, thì ra bà cứu cháu chứ chẳng phải là mẹo dân gian gì cả. Nghĩ đến đây chị lại cảm thấy xấu hổ, nhớ lại những lời không hay của mình trước đây. Nhất định chị sẽ xin lỗi bà và sẽ học bà những mẹo chăm con hữu ích.