Bí ẩn kho báu trong 'mộ nước': Kẻ trộm may mắn giàu có suốt mấy trăm năm

Nhắc đến mộ cổ, hầu hết chúng ta sẽ thường nghĩ đến những kho báu được chôn theo. Mộ cổ có nhiều châu báu quý nhất chắc chắn là lăng mộ của các hoàng đế. Khi chết đi họ vẫn muốn rằng cuộc sống của mình vẫn được như lúc đầu. Vì vậy, sau khi mất, có rất nhiều đồ vật quý giá được chôn theo họ.

Trên thực tế, hầu hết các phát hiện khảo cổ đều cho thấy lăng mộ của các vị hoàng đế thường được xây dựng trên mặt đất. Nhưng cũng có những ngôi mộ cổ bí ẩn dưới nước mà con người mãi sau này mới có thể khám phá ra. Điển hình là ba ngôi mộ dưới nước sau đây.

1. Mộ cổ thời Chiến Quốc

Mộ cổ dưới nước đầu tiên là lăng Tăng Hậu Ất vào thời Chiến Quốc ở Trung Quốc. Lăng mộ được phát hiện ở Tô Châu, Hồ Bắc vào năm 1978. Lăng mộ này thực chất là ngôi mộ có niên đại từ một quốc gia nhỏ đã bị lịch sử lãng quên.

Sau nhiều lần nghiên cứu, các chuyên gia đã phát hiện ra quy mô lăng mộ rất lớn. Hố mộ có chiều dài từ đông sang tây là 21m, chiều rộng từ bắc xuống nam là 6,58 m, tổng diện tích là 220 m2.

Chỉ tính riêng từ buồng quan tài, nó đã lớn hơn 6 lần so với lăng mộ của Mã Vương Đôi (mộ cổ thời nhà Hán) và lớn hơn 14 lần so với lăng mộ ở núi Phụng Hoàng, Giang Lăng, Hồ Bắc. Sau đó, trong quá trình khai quật, các chuyên gia phát hiện ra lớp trên của lăng mộ đã bị hư hại nghiêm trọng và nước ngầm bị rò rỉ ra ngoài.

Lăng Tăng Hậu Ất dưới nước.

Hơn chục chiếc quan tài đã nổi trên mặt nước hàng nghìn năm. Hơn nữa, các nhà khảo cổ còn tìm thấy một hố trộm rộng 0,5 m2 ở phía bắc trung tâm lăng mộ. Lúc đầu, họ nghĩ rằng không có thứ gì có giá trị trong đó. Nhưng khi bọn họ đi vào mới sửng sốt trước cảnh tượng bên trong. Đó là có rất nhiều di tích văn hóa.

Trong số đó, có nhiều bảo vật quý giá của quốc gia. Tuy nhiên, truyền thuyết kể rằng, vào thời nhà Thanh có một băng nhóm trộm mộ đã lấy cắp rất nhiều châu báu. Những người này nhờ số của cải này mang về quê hương làm ăn mà dòng họ thịnh vượng mấy trăm năm.

2. Mộ tổ thời nhà Minh

Mộ dưới nước thứ hai là lăng mộ đầu tiên của nhà Minh. Khi Chu Nguyên Chương thống nhất thiên hạ, ông có mong muốn làm rạng rỡ tổ tông của mình. Cho nên ông đã dùng toàn bộ sức mạnh quốc gia để xây dựng mộ tổ.

Năm 1386, Chu Nguyên Chương ra lệnh cho thái tử Chu Tiêu dẫn các quan văn võ, các nghệ nhân đến Tứ Châu, thành bắc Dương Gia Đôn và bắt đầu xây dựng lăng mộ của tổ tiên. Sau 28 năm, tăng cường xây dựng và sửa chữa, tốn nhiều nhân lực và tài lực, đến năm Vĩnh Lạc thứ 11, tất cả các ngôi mộ của ba đời Cao tổ, Tằng tổ và Tổ phụ đều được xây dựng thành công.

Lăng mộ tổ tiên nhà Minh được chụp dưới nước.

Lăng mộ tổ này có ngôi đền, cửa vàng, cầu ngọc, nhà kho, giếng nước, lò mổ, nhà thờ cúng, nhà thờ tổ, cửa hàng, đoàn nghi vệ tùy tùng… Hơn nữa, lăng mộ còn được trồng hàng nghìn cây bách.

Tổng chiều dài của thần đạo là hơn 250 m, hai bên có hai cột đứng, 19 đôi tượng đá, khu ruộng tế rộng 149 ha, quy mô lăng mộ nguy nga, hoành tráng.

Chu Nguyên Chương gần như chôn vùi các báu vật của triều Nguyên trong lăng mộ của tổ tiên nhà Minh. Nhà Nguyên là triều đại hùng mạnh, từng chinh chiến đến Pháp, thám hiểm Ai Cập, châu Phi và xuyên Á – Âu. Một số lượng lớn kho báu mang về từ nhiều nước đã được chôn cất trong lăng mộ của tổ tiên nhà Minh.

Khu lăng mộ này nằm ở điểm sông Hoài đổ vào hồ ở bờ Tây Hồ Hồng. Về sau, mực nước hồ Hồng Trạch dâng lên và khi thành phố Tứ Châu bị hồ nhấn chìm thì lăng của nhà Minh cũng chìm xuống đáy của hồ Hồng Trạch. Cho đến bây giờ, khu lăng mộ này còn tương đối nguyên vẹn vì nó được canh phòng chặt chẽ.

3. Mộ cổ ‘vô danh" dưới đáy hồ Thiên Đảo

Bí ẩn thứ ba là ngôi mộ được phát hiện ở hồ Thiên Đảo. Nằm dưới hồ Thiên Đảo tồn tại thành phố cổ được xây dựng vào thời nhà Hán – Đường. Trong một cuộc khảo sát dưới nước để hiểu rõ hơn về thành phố cổ đang ngủ yên dưới nước này, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một ngôi mộ bí ẩn dưới nước. Cảnh tượng khiến ai cũng cảm thấy thần kỳ.

Thành phố cổ dưới hồ Thiên Đảo. Ảnh minh hoạ

Các nhà khảo cổ học phát hiện ngôi mộ vẫn còn duy trì một gò tròn nhô cao. Các thợ lặn nhanh chóng tìm thấy bia mộ. Sau khi dùng tay gạt nhẹ lớp bùn đi, bọn họ phát hiện ngôi mộ có khắc dòng chữ “Mộ cổ”. Mặt phải của bia có khắc dòng chữ “Giữa đông năm Quang Kỷ”.

Tấm bia được khắc chữ ở dưới hồ Thiên Đảo

Tấm bia chỉ lộ phần trên, phần dưới đã bị phù sa vùi lấp vì dòng nước chảy lâu năm, xung quanh có hàng rào bằng gỗ. Những khối đá phía trước ngôi mộ cổ được xếp ngay ngắn thành một bức tường thấp.

Khi có tin phát hiện ngôi mộ cổ dưới nước ở hồ Thiên Đảo, các bộ phận liên quan đã lập tức tổ chức các cuộc khảo sát và các chuyên gia khảo cổ học tiến hành nghiên cứu về ngôi mộ này.

Sau khi xem xét thông tin địa phương, các chuyên gia cho rằng ngôi mộ cổ dưới hồ Thiên Đảo này là mộ cổ ở địa phương được xây dựng vào thời nhà Thanh, nhưng vẫn chưa rõ chủ nhân của ngôi mộ. Thực ra, ở thời cổ đại, người ta thường nói rằng người sau khi chết nếu phần mộ được an táng dưới nước thì có thể đến được thế giới cực lạc. Nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều đó.