Bị Càn Long đánh mắng thậm tệ, hoàng tử nói ra 6 chữ này khiến vua cha day dứt cả đời

Hoàng tử Ái Tân Giác La Vĩnh Hoàng là trưởng tử của Hoàng đế Càn Long, được sinh ra khi vị vua này còn chưa lên ngôi, thân mẫu là Phú Sát Thị. Vĩnh Hoàng là đứa con đầu tiên của Càn Long, do đó được vua cha hết lòng yêu thương và coi trọng.

Ngay đến cả thân mẫu Vĩnh Hoàng cũng rất được Càn Long yêu mến. Nhiều bạn đọc có lẽ sẽ thắc mắc với cái tên ‘Phú Sát Thị’ của thân mẫu vị Đại hoàng tử Đại Thanh này. Tuy có tên họ giống với hoàng hậu đương thời nhưng Phú Sát Thị không hề liên quan gì đến dòng dõi của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu như một số hiểu lầm.

Hoàng tử Vĩnh Hoàng từng được Càn Long yêu thương hết mực. (Ảnh: Baidu)

Tuy nhiên khi Càn Long còn chưa đăng cơ, thân mẫu hoàng tử Vĩnh Hoàng đã qua đời do thân thể yếu ớt qua nhiều lần sinh đẻ, được phong thụy hiệu là Triết Mẫn Hoàng quý phi. (Thụy hiệu: tên hiệu người đã mất).

Vì sao Càn Long nổi cơn thịnh nộ với Đại hoàng tử?

Câu chuyện hoàng tử Vĩnh Hoàng bị vua cha Càn Long giận dữ đánh mắng dẫn đến đau buồn quá độ và qua đời ấy xuất phát từ 1 dịp lễ quan trọng vào năm Càn Long thứ 13. Năm đó là năm Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu qua đời.

Cái chết của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu là một đả kích lớn đối với Càn Long vì ông vô cùng thương yêu người vợ này. Sự đau buồn của Càn Long với mất mát này thậm chí đã đi vào sử sách, trở thành câu chuyện được truyền tụng mãi về sau.

Nghe tin Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu qua đời, thân là trưởng tử, Vĩnh Hoàng lập tức tiến cung chịu tang. Tuy nhiên, khi tang lễ đang được long trọng tổ chức trong không khí vô cùng tang thương thì nét mặt của Đại hoàng tử Vĩnh Hoàng và Tam hoàng tử lại biểu hiện không đủ xót thương và đau buồn.

Biểu cảm không đủ đau thương của Vĩnh Hoàng trong tang lễ Hoàng hậu đã khiến Càn Long nổi giận. (Ảnh: Baidu)

Thực ra, biểu hiện của Đại hoàng tử và Tam hoàng tử là có thể hiểu. Bởi người họ đang chịu tang không phải là đấng sinh thành, khi sinh thời cũng rất ít khi gặp mặt. Với mối quan hệ chỉ tồn tại trên danh nghĩa chứ không tồn tại tình cảm ruột thịt ấy đâu thể khiến Đại hoàng tử Vĩnh Hoàng và Tam hoàng tử đau buồn tới độ kêu khóc um sùm.

Vậy nhưng, thân là hoàng tử hoàng gia, Vĩnh Hoàng có lẽ nên hiểu rằng việc điều khiển cảm xúc của bản thân theo ý của vua cha là rất quan trọng. Thế nhưng, Đại hoàng tử từng được Càn Long yêu thương hết mực ấy lại không làm tốt được điều này.

Biểu hiện lạnh nhạt trên khuôn mặt Vĩnh Hoàng tại tang lễ Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu đã khiến Càn Long nổi giận đùng đùng. Ông cho rằng hành động này của con trai là đại bất kính, không tôn trọng bề trên. Hơn nữa, vị hoàng hậu vừa mất ấy lại là người phụ nữ mà Càn Long vô cùng yêu thương.

Trong tức khắc, Càn Long đã dùng chân đạp mạnh vào người Vĩnh Hoàng khiến Đại hoàng từ ngã lăn ra đất trước mặt biết bao phi tần và hoàng tử khác. Tiếp đó, Vĩnh Hoàng đã bị vua cha mắng mỏ 1 trận và tước đi tư cách của hoàng tử.

6 chữ khiến Càn Long day dứt khôn nguôi

Khi ấy, Vĩnh Hoàng đã 20 tuổi, bị vua cha đánh đập và chửi mắng trước mặt bao người, bản thân lại đang mang thân phận của Đại hoàng tử Thanh triều nên không cần nói nhiều cũng hiểu khi ấy Vĩnh Hoàng đã mất mặt, xấu hổ nhường nào.

Vĩnh Hoàng bị ‘sốc" trước cơn thịnh nộ của vua cha và trở lên đau buồn, lâm bệnh nặng. (Ảnh: Baidu)

Theo nhiều tài liệu lịch sử, nguyên nhân thật sự khiến Càn Long nổi cơn thịnh nộ với Đại hoàng tử là vì trút giận chứ không hẳn là do biểu cảm được cho là bất kính của Đại hoàng tử.

Vì quá đau thương trước sự ra đi của vị hoàng hậu mà bản thân yêu thương, Càn Long vốn đã mang sự bực tức, đau khổ trong lòng. Biểu cảm lạnh nhạt của Vĩnh Hoàng chỉ là ngòi châm thổi bùng lên sự khó chịu trong lòng Càn Long, và hơn hết đã vô tình trở thành cái cớ để vị hoàng đế này trút hết những đau buồn trong lòng ra.

Sau khi hứng chịu cơn thịnh nộ từ vua cha, hoàng tử Vĩnh Hoàng đã sợ hãi, thậm chí là kinh hãi tột độ. Những ngày sau đó, cả ngày Vĩnh Hoàng đều tự nhốt mình trong phòng, đau buồn tới mức không thể vực dậy nổi.

Lời con trai nói trước khi qua đời đã khiến Càn Long hối hận vì hành động năm xưa. (Ảnh: Baidu)

Dần dần, tâm trạng đó đã trở thành liều thuốc độc dày vò tinh thần và sức khỏe của Đại hoàng tử. 2 năm tiếp theo, Vĩnh Hoàng đã trút hơi thở cuối cùng, trước khi mất, trưởng tử của Càn Long đã trăng trối với lời than thở: “Không thể tiễn phụ hoàng rồi”. (Ý nói ‘kẻ đầu xanh’ lại đi trước ‘kẻ đầu bạc’, về sau khi vua cha mất, Vĩnh Hoàng không thể đưa tiễn vua cha, cũng không thể làm trọn đạo làm con).

Sau khi biết đứa con trai vừa mất đã trăng trối lại những lời như vậy, Càn Long vô cùng tự trách và ăn năn vì hành động trước kia của bản thân. Ông đã ban chỉ dụ phong thụy hiệu cho Đại hoàng tử Vĩnh Hoàng là Định An Thân vương, đồng thời đón 2 người con trai của Vĩnh Hoàng về hoàng cung chăm sóc, nuôi dưỡng.

Bài viết tham khảo từ trang tin Sohu của Trung Quốc.

https://soha.vn/bi-can-long-danh-mang-tham-te-hoang-tu-noi-ra-6-chu-nay-khien-vua-cha-day-dut-ca-doi-20211229231817964.htm