Cảnh báo: Cô gái hôn mê sâu vì nặn mụn ở vùng "tam giác ch.ết", chị em chớ chủ quan
Mới đây, cô Kê ở Hoài An (Giang Tô, Trung Quốc), vì dùng tay nặn mụn ở trên mặt, dẫn đến bị nhiễm trùng nghiêm trọng phải đến bệnh viện cấp cứu.
Trước đó, cô Kê đã nổi một mụn trứng cá ở vùng nhân trung, cô đã dùng tay để nặn mụn. Tuy nhiên sau đó, môi của cô Kê càng ngày càng sưng đỏ, phần mặt phía bên trái cũng sưng lên rõ rệt, khiến mí mắt trên dưới bị phù nề và cô bắt đầu sốt cao.
Cô Kê được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt để cấp cứu, nhiệt độ cơ thể đã lên đến 40 độ C. “Bệnh nhân trong tình trạng thiếu oxy, hôn mê, nhịp thở và nhịp tim tương đối nhanh, đại tiểu tiện không tự chủ, tình trạng tương đối rất nguy hiểm”, bác sĩ Trương Hiểu Hoan thuộc khoa ICU nhớ lại.
“Sau khi chụp cộng hưởng từ phần đầu, chụp CT ngực và các kiểm tra liên quan khác cho thấy, tín hiệu não của cô Kê thất thường, viêm 2 bên phổi, trong khoang ngực chứa lượng nhỏ chất lỏng. Bệnh nhân sau khi nặn mụn bị viêm và dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch xoang hang do nhiễm trùng trong vùng tam giác nguy hiểm – khu vực bao gồm cả sống mũi và phần hàm trên”.
Sau khi các bác sĩ thực hiện các biện pháp chống viêm, chống đông máu và các phương pháp điều trị khác, cô Kê đã dần tỉnh táo, nhiệt độ cơ thể trở về mức bình thường, các chỗ sưng trên khuôn mặt đã dần xẹp xuống.
Điều này đã được các khoa học gia lý giải rằng, trên gương mặt chúng ta có một vùng vô cùng nhạy cảm được gọi là “tam giác chết”. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa thực sự hiểu rõ về khu vực này.
Khu vực “tam giác chết” là gì?
“Tam giác nguy hiểm” trên gương mặt chúng ta là một thuật ngữ ám chỉ khu vực từ sống mũi xuống hai khóe miệng, tạo thành một hình tam giác. Nói cách khác, “tam giác chết” là khu vực bao gồm cả sống mũi và phần hàm trên.
Đây là khu vực sản sinh ra nhiều dầu nhất trên khuôn mặt và cũng là nơi xuất hiện chủ yếu của mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn mủ… – những vị khách “không mời mà đến” vô cùng khó chịu.
Sự nguy hiểm của “tam giác chết” trên khuôn mặt mỗi người
Theo bác sĩ Martin Spiller thuộc một bệnh viện Y tại Mỹ, nguyên nhân sâu xa của mối nguy hiểm này chính là chứng bệnh “Nghẽn mạch hang xoang” (Cavernous Sinus Thrombosis).
Cụ thể, hang xoang là một khu vực nhỏ bên trong sọ người, là nơi chứa rất nhiều dây thần kinh liên quan đến cử động và cảm nhận của mắt và miệng. Khu vực này được bao bọc bởi xương thái dương và xương bướm (một loại xương trong hộp sọ).
Với 7 bước nặn mụn cực kì an toàn dưới đây, chị em phụ nữ sẽ nhanh chóng sở hữu làn da sạch mụn và mịn màng
Bước 1: Phân biệt được loại mụn có thể nặn
Trước khi nặn mụn, bạn phải xác định được loại mụn nào có thể nặn và loại nào không được nặn.
Các loại mụn ở thể nhẹ, mọc riêng rẽ, kích thước nhỏ và cồi mụn khô, đen, trồi lên. Điều này chứng tỏ mụn đã già và có thể nặn. Tuy nhiên, với loại mụn này mà bạn không biết cách nặn an toàn thì cũng sẽ để lại những vết sẹo và thâm trên gương mặt.
Còn những loại mụn bọc, mụn mủ bạn lưu ý không được nặn vì sẽ gây viêm nhiễm, sẹo, thâm trên da.
Bước 2: Làm sạch da
Trước khi nặn mụn, bạn phải tẩy trang toàn bộ lớp trang điểm trên mặt và làm sạch vùng da mụn bằng nước muối sinh lý. Sau đó, nhẹ nhàng lấy bông y tế thấm nước ấm, đắp lên vùng da mụn từ 2 – 5 phút để làm mềm vùng da này.
Bước 3: Xông hơi da mặt
Việc xông hơi da mặt trước khi nặn mụn sẽ giúp lỗ chân lông được giãn nở; từ đó tạo đường thuận lợi cho các nốt mụn thoát ra bên ngoài dễ dàng hơn, không làm tổn thương da.
Bạn cần chuẩn bị một bát nước nóng, có thể cho thêm vài giọt tinh dầu sả hoặc chanh. Dùng khăn trùm kín đầu để xông hơi da mặt trong 5 phút.
Bước 4: Vệ sinh tay và dụng cụ nặn mụn
Đây là bước vô cùng quan trọng trước khi nặn mụn.
Thông thường, nhiều chị em không quan tâm đến bàn tay và dụng cụ nặn mụn có đảm bảo vệ sinh không mà đã thực hiện việc nặn mụn. Điều này khiến cho làn da sau khi nặn sẽ bị viêm nhiễm bởi vi khuẩn.
Chính vì vậy, chị em phải rửa tay và dụng cụ nặn mụn thật sạch sẽ bằng xà phòng hoặc nước tẩy rửa để bảo vệ cho làn da được khỏe mạnh hơn.
Bước 5: Châm nốt mụn
Khi mụn đã lên ngòi, bạn phải dùng dụng cụ có đầu nhọn đã được sát trùng, châm lên nốt mụn để tạo một cái lỗ.
Lưu ý, nên châm thật nhẹ nhàng lên vết mụn để mủ không bị chảy ra ngoài gây viêm nhiễm da.
Bước 6: Nặn và bóp mụn
Bạn hãy dùng tăm bông hoặc lấy miếng bông sạch quấn lên ngón tay để nặn mụn. Điều này sẽ góp phần bảo vệ vùng da bị mụn không bị sưng tấy, viêm nhiễm.
Đầu tiên, nắn bóp liên tục lên nốt mụn, sau đó đẩy nhẹ cho cồi mụn ra ngoài. Lấy tăm bông “dọn sạch” cồi mụn.
Nếu gặp trúng loại mụn khó nặn thì bạn không nên cố gắng bóp chúng vì sẽ gây hỏng mô da. Hãy thử nặn vào dịp khác, lúc mà mụn đã chín hẳn.
Bước 7: Se khít lỗ chân lông
Sau khi nặn mụn, da sẽ có nhiều vết thương hở và lỗ chân lông bị giãn nở. Lúc này, bạn phải se khít lỗ chân lông lại để đảm bảo cho bề mặt da được trơn mịn và không bị thâm sau khi nặn mụn.
Chị em có thể sử dụng các loại kem đặc trị mụn chấm trực tiếp lên nốt mụn vừa nặn để sát khuẩn. Hoặc dùng nước hoa hồng thấm vào bông tẩy trang, lau lên vùng da đã nặn mụn. Đơn giản hơn, chị em hãy sử dụng viên đá lạnh để xoa lên vùng da mụn vừa nặn xong.
Lỗ chân lông từ đó sẽ được se khít một cách nhanh chóng và hoàn hảo hơn.