Hé lộ bí ẩn về chiếc lọ pha lê bọc vàng trong kho báu từ thời Viking
Các nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Quốc gia Scotland cho biết chiếc lọ pha lê nằm trong kho báu trên con tàu thời Viking phát hiện ở tây nam Scotland năm 2014.
Các chuyên gia tin rằng đây là món quà ngoại giao từ Đế chế La Mã cho một vương quốc Anglo-Saxon ở Anh.
Chiếc lọ quý là một phần của Galloway Hoard, bộ sưu tập phong phú nhất về các đồ vật quý hiếm và độc đáo từ thời Viking từng được tìm thấy ở Anh hoặc Ireland. Bộ sưu tập Galloway Hoard bao gồm khoảng hơn 100 cổ vật, gồm trang sức, thỏi bạc… tìm thấy vào tháng 9/2014.
Lần đầu tiên, khi lấy chiếc bình ra khỏi kho chứa, nó được bao phủ bằng vải, nhóm nghiên cứu phải tiến hành chụp ảnh X-quang 3D để có được hình ảnh rõ trước khi tiến hành quá trình bảo tồn, loại bỏ các lớp phủ.
Lọ cao khoảng 5cm, từng đựng một lọ nước hoa hoặc một lọ thuốc quý khác dùng để xức cho các vị vua, hay dùng trong các nghi lễ tôn giáo. Do chiếc lọ bọc cẩn thận trong một chiếc túi da có lót lụa, thể hiện ý nghĩa quan trọng của nó. Bên dưới có dòng chữ ghi “Bishop Hygauld do me made”.
Các nhà nghiên cứu tin rằng đây là một dấu hiệu cho thấy chiếc lọ pha lê tạo ra ở vương quốc Anglo-Saxon hùng mạnh ở Northumbria, ở miền bắc nước Anh ngày nay và miền nam Scotland.
Martin Goldberg, người phụ trách cao cấp về bộ sưu tập thời Trung cổ và Viking thời kỳ đầu của bảo tàng cho biết: “Chiếc lọ này có những yếu tố của đồ vàng không giống bất cứ thứ gì chúng ta từng thấy trong đồ của Anglo-Saxon”.
Mặc dù Galloway Hoard có từ khoảng năm 900 sau Công nguyên, vật thể này lâu đời hơn nhiều. Ban đầu, chiếc lọ sử dụng để đựng nước hoa hoặc chất lỏng “có giá trị lớn”, sau đó người ta mới mạ vàng.
Được biết, chỉ có hai cường quốc có khả năng sử dụng tinh thể đá theo cách này là Đế chế La Mã và Fatimid Caliphate của Bắc Phi.
Khám phá nguồn gốc chính xác vật thể lâu đời khiến Martin Goldberg vô cùng ấn tượng, ông gọi đây là “điểm sáng trong sự nghiệp”.
Phần lớn đồ vật trong bộ sưu tập Galloway Hoard hiện đang trưng bày tại Phòng nghệ thuật Kirkcudbright, trong khi phần còn lại chuyển đến Edinburgh để trưng bày trong Bảo tàng Quốc gia Scotland.