Lăng mộ Võ Tắc Thiên: Chứa hơn 500 tấn vàng, hơn 1.000 năm chỉ còn một người biết lối vào
Từ xa xưa, ở Trung Quốc đã xuất hiện những kẻ trộm mộ, đặc biệt là những ngôi mộ được chôn cất cùng với nhiều của cải.
Người xưa luôn tổ chức an táng trọng thể. Vì vậy, cứ năm nào mất mùa hoặc triều đại thay đổi sẽ có rất nhiều người bắt đầu “cầu tài” từ những ngôi mộ của người chết. Thậm chí ngay cả những nhân vật xuất chúng cũng tham gia vào hoạt động trộm mộ, ví dụ như Tào Tháo, Hoàng Sào, Tôn Điện Anh,…
Trải qua hàng nghìn năm, các ngôi mộ lớn thời cổ đại của quân vương hầu như đã bị trộm gần hết. Ngay cả một số ngôi mộ của quan lại cũng không tránh khỏi số phận bị trộm.
Đặc biệt, vào thời cận đại, ở phương Tây xuất hiện những kẻ buôn bán văn vật, càng khiến cho nạn trộm mộ thêm phổ biến.
Các ngôi mộ thời cổ đại không một ngôi mộ nào tránh khỏi nạn trộm mộ, trừ lăng mộ của vị hoàng đế dưới đây.
Dù đã trải qua hơn nghìn năm, nhưng lăng mộ vẫn được bảo tồn toàn vẹn. Hơn nữa chìa khoá để tiến vào ngôi mộ này hiện đang nằm trong tay của một ông lão 68 tuổi. Lăng mộ này chính là Càn Lăng, nơi hợp táng của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên và Đường Cao Tông – Lý Trị.
Lăng mộ chứa hơn 500 tấn vàng
Càn Lăng là nơi hợp táng của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên và Đường Cao Tông – Lý Trị.
Võ Tắc Thiên và Đường Cao Tông băng hà vào đúng lúc thời nhà Đường đang thịnh vượng nhất. Vì vậy lăng mộ của họ được xây dựng vô cùng to lớn. Hơn nữa số bảo vật trong lăng mộ cũng được đánh giá là nhiều nhất trong tất cả triều đại.
Vào thời Đường, trong cung có rất nhiều bảo vật quý giá. Ngoài các vật phẩm quý giá để bồi táng còn có tác phẩm nổi tiếng “Lan Đình Tự”, các tác phẩm thơ Đường, gốm sứ thời Đường,…. Theo dự đoán của các chuyên gia, số vàng bồi táng trong lăng mộ ước tính từ 500 – 1.000 tấn vàng.
Cũng chính vì điều này mà sau khi được xây dựng, Càn Lăng đã trở thành “miếng mồi thơm ngon” được giới trộm mộ chú ý.
Những năm cuối thời Đường, khi cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào nổ ra, Hoàng Sào đã dẫn theo mấy chục vạn nông dân đi khai quật Càn Lăng. Tuy nhiên, đào mấy tháng liền cũng không tìm được lối vào.
Sau này đến thời Ngũ đại Thập quốc, có vị quan tiết độ sứ tên là Ôn Thao đã đưa hơn mười vạn người đến khai quật Càn Lăng nhưng sau đó cũng chỉ tốn công vô ích. Sau này, các cuộc trộm mộ nhắm vào Càn Lăng với quy mô lớn nhỏ lần lượt được tổ chức nhưng cuối cùng vẫn không tìm được lối vào Càn Lăng.
Vì lẽ đó mà Càn Lăng trở thành nơi được bảo tồn hoàn hảo nhất trong các lăng mộ của hoàng đế. Các chuyên gia dự đoán các vật phẩm bồi táng trong mộ gồm có các bảo vật và vàng, chắc chắn khi khai quật lăng mộ sẽ thu hoạch được lượng lớn bảo vật.
Càn Lăng được dự đoán là chứa vô số bảo vật.
Chỉ duy nhất 1 người biết lối vào Càn Lăng
Lăng mộ chứa kho báu to lớn như vậy nhưng chỉ có duy nhất một người biết lối vào. Đó là ông Ngô, một người đàn ông 68 tuổi.
Theo lời kể, tổ tiên của ông người canh giữ lăng mộ. Thời xưa, mỗi một hoàng lăng đều sẽ có người canh giữ. Nhiệm vụ của họ là từ đời này sang đời khác canh giữ và bảo vệ không để hoàng lăng bị khai quật hoặc bị trộm.
Hơn 1.000 năm qua, nhiệm vụ canh giữ Càn Lăng đã truyền qua nhiều đời, và hiện tại ông Ngô là người canh giữ. Ông sống trong một ngôi làng ở gần Càn Lăng. Theo lời ông Ngô kể, đến nay ông vẫn giữ thói quen ngày ngày đi tuần quanh lăng mộ. Điều khác biệt duy nhất chỉ là công cụ được thay từ đèn dầu thành đèn pin kèm theo một cây gậy tự chế mà thôi.
Ông lão nhấn mạnh rằng, lối vào Càn Lăng chỉ được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác nên cho đến nay cả làng chỉ còn mình ông biết lối vào lăng mộ.
Ông Ngô – người duy nhất biết lối vào Càn Lăng.
Ngoài ra, ông Ngô luôn tin tưởng vào câu nói của tổ tiên truyền lại: “Không bao giờ được phép động vào Càn Lăng, nếu không người canh giữ lăng mộ sẽ gặp phải tai ương“. Vì vậy cho dù đám thanh niên trong làng muốn tự ý đào mộ lên, cũng sẽ bị ông lão ngăn chặn ngay lập tức.
Có lần có một tên trộm mộ cùng một tên buôn cổ vật chủ động đến tìm ông, muốn dùng 1 triệu NDT (khoảng 3,5 tỷ đồng) để mua lối vào lăng mộ. Mặc dù người nhà của ông Ngô đã gật đầu nhưng ông Ngô kiên quyết không đồng ý, thẳng thừng từ chối, cuối cùng còn đi đến mức cả nhà ly tán.
Nhưng cho đến bây giờ, ông Ngô không hề hối hận chút nào về quyết định đó. Ông nói tất cả đồ trong lăng mộ đều là văn vật, bất cứ ai động vào đều sẽ trở thành tội nhân thiên cổ, đều có lỗi với tổ tông.