‘Mộ trước cửa, nước sau nhà’, 2 điều tối kỵ tuyệt đối tránh: Có cơ sở khoa học rõ ràng

Ngay từ thời Viêm Hoàng (những người khai sinh ra văn hóa Trung Quốc), thuật phong thủy đã bắt đầu phát triển. Phong thủy thời cổ đại còn được gọi là “kham dư thuật”, môn khoa học này kết hợp các điều kiện thiên văn, vị trí, môi trường và điều kiện con người để quan sát để đưa ra kết luận chính xác.

Vì vậy, một thầy phong thủy không chỉ cần có nền tảng lý luận vững chắc mà còn phải biết cách nhìn nhận tình hình.

Trên thực tế, phong thủy đã ra đời từ thời cổ đại khi các bộ lạc chọn nơi sinh sống. Lúc đó thú dữ ở khắp nơi, để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản, con người sẽ chọn định cư ở một số nơi có núi và sông bao quanh.

Trên cơ sở này, người ta cũng xác lập mối quan hệ giữa môi trường, địa lý, hướng nắng và hướng gió. Trong quá trình phát triển, nhiều bài học đã được đúc rút và lưu truyền cho đến ngày nay.

Hình minh họa. Ảnh: Sohu

Nhiều quan niệm về phong thủy nhà ở được lưu truyền ở Trung Quốc từ nhiều đời nay. Chúng đã đóng một vai trò nhất định trong việc truyền bá thuyết phong thủy. Ngày nay, nhiều người vẫn đang sử dụng những bài học khi xây dựng nhà cửa với mong muốn sẽ gặp được nhiều may mắn và bình an.

Một trong những ảnh hưởng sâu sắc nhất của phong thủy đối với cuộc sống là vị trí và hướng của ngôi nhà. Xét cho cùng, việc xây nhà liên quan đến nơi trú ngụ của cả gia đình qua nhiều thế hệ. Vì vậy, hầu hết mọi người không dám chủ quan ‘chọn bừa".

Có một quan niệm rất nổi tiếng trong phong thủy Trung Quốc đó là không nên có ‘mộ trước cửa, nước sau nhà". Đây là một điều tối kỵ trong việc lựa chọn nơi ở.

Trong mắt người đời, lăng mộ là một nơi rất đen đủi. Mở cửa nhìn thấy mộ, có thể nói là vô cùng xui xẻo. Còn ban đêm đối diện với ngôi mộ trước nhà sẽ có tâm lý sợ hãi. Vì vậy, chưa cần biết có phong thủy hay không, xây nhà ở những nơi như thế này đều không thoải mái.

Nếu quanh năm sống trong tâm trạng khó chịu, con người cũng sinh bệnh, lâu dần thất thoát đủ đường.

Vậy thuật ngữ ‘nước sau nhà" có ý nghĩa gì? Trong thời cổ đại, nước tượng trưng cho sự giàu có, và nước chảy tượng trưng cho sự mất mát của cải. Vì vậy, nếu xây nhà đằng sau có dòng nước thì tài lộc sẽ hao tổn.

Không dừng lại ở đó, vấn đề này cũng có cơ sở lý thuyết khoa học. Ngôi mộ ở vế thứ nhất dễ hiểu vì nó ảnh hưởng đến tâm trạng của con người.

Đối với yếu tố thứ hai thì lý do là bởi nhiều ngôi nhà của người xưa quay mặt về hướng Bắc và Nam. Điều này giúp ngôi nhà luôn thoáng khí và được thông gió. Tuy nhiên, nếu có dòng chảy ở sau nhà, điều này vô tình khiến gió mang hơi ẩm vào bên trong, không tốt cho việc bảo quản đồ dùng cũng như sức khỏe.

Vì vậy, dù dựa trên lý thuyết phong thủy nào về môi trường địa lý tự nhiên, việc lựa chọn ngôi nhà như vậy đều ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.

https://soha.vn/mo-truoc-cua-nuoc-sau-nha-2-dieu-toi-ky-tuyet-doi-tranh-co-co-so-khoa-hoc-ro-rang-20211227011049548.htm