Sau khi Gia Cát Lượng mất, Lưu Thiện làm hoàng đế gần 30 năm: Nhờ hậu duệ của Tào Tháo!

Cục diện Tam Quốc có nhiều thay đổi kể từ khi Quan Vũ bất cẩn để mất Kinh Châu và sau đó không may bị quân Đông Ngô giết chết. Sau đó, vì nóng vội muốn báo thù cho Quan Vũ, Lưu Bị tổng lực thảo phạt Đông Ngô, dẫn tới đại bại ở trận Di Lăng (năm 221 – 222).

Thục Hán vì thế mà trở nên suy yếu, những nhân tài ưu tú cũng ra đi không ít. Vị thế và sức mạnh của Thục Hán cũng không còn như thời đỉnh cao nữa, cơ hội thống nhất thiên hạ cũng không còn.

Sau sự ra đi của Lưu Bị, nhờ có bậc kỳ tài như Gia Cát Lượng, Thục Hán mới có cơ hội chuyển mình, phục hồi nhanh chóng chỉ trong vài năm ngắn ngủi. Ông một lòng phò tá Lưu Bị, sau hết lòng phụng sự cho Hậu chủ Lưu Thiện, cả đời cúc cung tận tụy vì Thục Hán. Tuy nhiên, sau nhiều lần Bắc phạt không thành, lại thêm sức cùng lực kiệt, Gia Cát Lượng qua đời tại gò Ngũ Trượng vào năm 234.

Mất đi Gia Cát Lượng là một tổn thất vô cùng lớn của Thục Hán và Lưu Thiện.

Từ sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Thục Hán tuy không còn giữ được vị thế như trước nhưng vẫn có thể tồn tại trong gần 30 năm. Lưu Thiện vẫn được làm hoàng đế trong thời gian dài. Nguyên nhân hóa ra xuất phát ở hai điểm này.

1. Sai lầm của Tào Duệ – cháu nội Tào Tháo

Tào Duệ, tức Tào Ngụy Minh Đế, là vị hoàng đế thứ hai của Tào Ngụy thời Tam Quốc. Ông là cháu nội của Tào Tháo, con của Tào Phi. Tào Ngụy cũng chính là vị hoàng đế cuối cùng của nhà Tào Ngụy nắm được thực quyền trị vì đất nước trong tay. Bởi sau khi ông qua đời, quyền hành lần lượt rơi vào tay của Tào Sảng và sau đó là họ Tư Mã.

Khi mới lên ngôi hoàng đế vào năm 226, Tào Duệ rất quan tâm đến dân chúng, sáng suốt điều hành đất nước, thậm chí còn luôn đề cao cảnh giác với Tư Mã Ý. Khi Gia Cát Lượng 5 lần Bắc phạt, dưới sự trị vì khôn ngoan, Tào Duệ đã lần lượt sử dụng những tướng giỏi của Tào Ngụy như Tào Chân, Quách Hoài, Tư Mã Ý và Trương Cáp để chống lại và đẩy lui được quân Thục.

Tào Duệ phạm phải sai lầm vào những năm cuối đời. Điều này vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho Thục Hán.

Tuy nhiên, sau khi Gia Cát Lượng qua đời vào năm 234, Tào Duệ đã thay đổi. Ông bắt đầu sa vào hưởng lạc khi cho xây dựng cung điện ở Lạc Dương gây tốn kém cả về của cải và nhân lực. Thậm chí, khi Tư Mã Ý đề nghị tấn công Thục Hán nhưng Tào Duệ lại bác bỏ.

Quả thực nếu Tào Duệ không sa vào ăn chơi, hưởng lạc thì Thục Hán có lẽ không thể duy trì cuộc sống bình yên trong ngần ấy năm. Lưu Thiện cũng không thể tiếp tục làm hoàng đế. Đúng là nhờ công của Tào Duệ.

2. Tào Sảng, nguồn cơn của nội chiến

Nếu như Tào Duệ mải hưởng lạc mà vô tình tạo cơ hội cho Thục Hán có cơ hội qua cơn nguy biến, thì sự bất tài của Tào Sảng (cha là Tào Chân, con nuôi của Tào Tháo) lại mang đến thái bình cho đất nước của Lưu Thiện trong gần 2 thập kỷ.

Tào Sảng chuyên quyền, gây nên nhiều sóng gió cho Tào Ngụy, cuối cùng cũng phải bỏ mạng vì Tư Mã Ý.

Đầu năm 239, trước khi qua đời, Tào Duệ đã phó thác Tào Phương (lúc bấy giờ mới 7 tuổi) cho Tư Mã Ý và Tào Sảng. Tào Phương lên ngôi, tức Ngụy Phế Đế. Ông được hai đại thần là Tư Mã Ý và Tào Sảng cùng làm phụ chính phò tá.

Tuy nhiên, sau khi Tào Duệ mất chưa được bao lâu, Tào Sảng trở nên chuyên quyền. Nhưng Tào Sảng lại không phải là người túc trí đa mưu nên ban đầu Tư Mã Ý giả vờ nhượng bộ.

Đến khi Tào Sảng mất cảnh giác, Tư Mã Ý đã phát động sự biến Cao Bình Lăng vào năm 249. Tào Sảng cuối cùng mất mạng, Tư Mã Ý thành công đoạt lấy vị trí nắm quyền ở Tào Ngụy, tạo nền tảng vững chắc cho con cháu sau này thống nhất Trung Quốc, lập ra nhà Tấn.

Tư Mã Ý cả đời nhẫn nhịn, chờ thời cơ. Cuối cùng ông cũng nắm đại quyền của Tào Ngụy, tạo thuận lợi vững chắc cho con cháu sau này.

Sau khi Tào Sảng qua đời, những cuộc nội chiến xảy ra khiến sức mạnh của nhà Tào Ngụy dần suy yếu. Tuy nhiên, quyền lực trọng yếu của nước này vẫn nằm trong tay gia tộc Tư Mã.

Nói một cách khác, chính do sự bất tài và chuyên quyền của Tào Sảng là nguyên nhân trực tiếp khiến Tào Ngụy rơi vào tình trạng xích mích nội bộ nghiệm trọng, từ đó làm suy yếu sức mạnh của đất nước.

Chính nhờ lý do này mà Thục Hán có thể duy trì được hòa bình, còn Lưu Thiện cũng tiếp tục được làm hoàng đế trong nhiều năm.

Lưu Thiện tuy không có tài năng gì nổi bật, thậm chí còn bị cho là kẻ ngốc. Nhưng ông quả thực là một hoàng đế “có hậu” khi có thể tiếp tục được làm hoàng đế gần 30 năm. Một phần là nhờ vào công lao không nhỏ của Tào Duệ và Tào Sảng.

Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Baidu

https://soha.vn/sau-khi-gia-cat-luong-mat-luu-thien-lam-hoang-de-gan-30-nam-nho-hau-due-cua-tao-thao-20211226230710603.htm