Tam quốc diễn nghĩa: Tôn Quyền khiến Tào Tháo thán phục bởi điều này

Cuối thời Đông Hán đầu thời Tam quốc, Tào Tháo mượn danh thiên tử thống lĩnh chư hầu, bình định Viên Thiệu, Viên Thuật, trở thành thế lực hùng mạnh nhất phương Bắc còn Lưu Bị trên danh nghĩa của chính nghĩa và nhân nghĩa chiêu mộ nhân tài, xuất sắc chuyển mình trở thành chư hầu một phương thì Tôn Quyền kế thừa đại nghiệp của cha và anh cùng Tào Tháo và Lưu Bị lập ra thế chân vạc, cũng được xem là nhân tài kiệt xuất thời loạn thế.

Tạo hình Tào Tháo trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.

Trong ba thế lực mạnh nhất thời Tam quốc bấy giờ thì Lưu Bị và Tào Tháo tầm tuổi nhau còn Tôn Quyền khi tiếp quản Giang Đông mới chỉ 18 tuổi, nhưng tuổi tác không phải là yếu tố hạn chế khả năng của ông, năng lực của ông cũng nhận được khen ngợi từ chính Tào Tháo và Lưu Bị.

Sau khi Tôn Quyền kế thừa sự nghiệp của cha và anh, thế sự Giang Đông không ổn định, vì vậy nghe theo di ngôn của anh mình, “nội sự không quyết được hãy hỏi Trương Chiêu, ngoại sự không quyết được hãy hỏi Chu Du”, trọng dụng những thần tử cũ của Đông Ngô. Trong trận Xích Bích, Tôn Quyền bổ nhiệm Chu Du làm đại đô đốc, đánh bại thế lực Tào Ngụy được xem là mạnh nhất lúc bấy giờ.

Tạo hình Tôn Quyền trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.

Năm 213, Tào Tháo tiến công Nhu Tu Khẩu, Lã Mông hiến kế sách, Tôn Quyền phòng thủ nghiêm ngặt khiến quân Tào bó tay không thể tấn công. Có một lần, Tào Tháo mang theo mấy trăm người lên núi quan sát tình hình, nhìn thấy tàu chiến cùng các loại vũ khí tinh nhuệ của Tôn Quyền, quân đội dàn trận theo đội hình, quân kỳ ngũ sắc, binh khí sắc bén, quân đội chỉnh tề, Tào Tháo thở dài nói: “Sinh con phải như Tôn Trọng Mưu”.

Tôn Trọng Mưu chính là tên tự của Tôn Quyền. Nhiều người khi mới đọc không hiểu hàm nghĩa của câu nói này của Tào Tháo, rốt cuộc là ông đang khen Tôn Quyền hay đang mắng Tôn Quyền đây.

Kỳ thực Tào Tháo là thế hệ cùng thời với Tôn Kiên, cha của Tôn Quyền, nên ông nói câu này cũng không có gì lạ cả. Ý của Tào Tháo khi nói câu này chủ yếu là muốn khen Tôn Quyền có thể giữ được cơ nghiệp của cha và anh mình, không giống với hai anh em Viên Thiệu và Viên Biểu.

Bùi Tùng chú thích: Ngô Lịch nói: “…Quyền đi năm sáu dặm, trên đường về đánh trống thổi kèn. Tào Công (Tào Tháo) nhìn thấy đội ngũ nghi lễ trên thuyền vẫn nghiêm túc chỉnh tề, bỗng nhiên cảm thán rằng sinh con phải như Tôn Trọng Mưu! Như con Lưu Cảnh Thăng, là heo chó mà thôi!”.

Tôn Quyền kế thừa cơ nghiệp của cha và anh, trấn thủ Giang Nam. Ông là người giỏi mưu lược, biết thay đổi theo thời cuộc, nhờ vậy mà thành bá chủ một phương.

Tôn Quyền (182 – 252), tự Trọng Mưu, thụy hiệu Ngô Thái Tổ hay Ngô Đại Đế. Ông là người Phú Xuân, Ngô Quận (nay là Phú Dương, Chiết Giang).

Tôn Trọng Mưu sống thọ nhất so với Tào Tháo và Lưu Bị, ông mất năm 71 tuổi; có thời gian cầm quyền Đông Ngô dài nhất, tới 52 năm và là ông vua duy nhất trong hơn 300 vị quân vương của lịch sử Trung Quốc được gọi là “thiên cổ đại đế”.

Sở dĩ có danh xưng như vậy, bởi sau khi qua đời năm 252, Tôn Quyền được truy phong thụy hiệu Ngô thái tổ Đại hoàng đế. Ông là “Đại hoàng đế” duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Sử gia Trần Thọ, tác giả Tam quốc chí đánh giá về ông: “Mưu lược, tài năng như Câu Tiễn, là người kiệt xuất”.

Gia Cát Lượng cũng đề cao Tôn Quyền: “Tôn Quyền chiếm cứ Giang Đông đã qua 3 đời. Dân giàu nước mạnh, hiền tài vô số”.

Đáng tiếc, khi về già, Tôn Quyền bị mất đi sự anh minh của mình. Ông trở nên đa nghi, thất chí, khiến mâu thuẫn nội bộ triều Đông Ngô diễn biến phức tạp.