Trước cuộc không kích của Đức Quốc xã, Điện Kremlin "không cánh mà bay" - Điều gì ẩn sau?
Lịch sử đã chứng minh rằng các cuộc không kích đã gây ra sự tàn phá trên quy mô lớn và thiệt hại đáng kể về người và của, và cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (giữa Liên Xô và Đức Quốc xã trong giai đoạn từ năm 1941 đến 1945) cũng không phải là ngoại lệ.
Tuy nhiên, có một điểm đặc biệt trong chiến lược tấn công của không quân Đức chính là mục tiêu của họ không chỉ nhắm đến quân địch và các mục tiêu chiến lược khác trên mặt đất, mà họ còn thường lên kế hoạch nhắm vào một số mục tiêu mang tính biểu tượng, nhằm gây áp lực tâm lý lên đối phương.
Trong trường hợp của Mặt trận phía Đông, Điện Kremlin ở Moscow đã trở thành mục tiêu mang tính biểu tượng đó. Nhưng trên thực tế, kế hoạch này của quân Đức đã thất bại do khả năng ngụy trang tài tình cho điện Kremlin mà phía quân Liên xô đã có thể thực hiện.
Điện Kremlin vẫn đó nhưng không thấy đâu?!
Việc ngụy trang điện Kremlin đã được thực hiện một cách rất nhanh chóng và tài tình. Dù cho kế hoạch ngụy trang cho điện Kremlin đã được thông qua vào ngày 9 tháng 7 năm 1941 nhưng phải đến sau cuộc xâm lược của đội quân Đệ tam Đế chế vào Liên xô (năm 1941), kế hoạch này mới được thực hiện.
Cách làm việc năng suất đó của quân đội Liên xô đã phần nào lý giải cho việc vì sao những phi công Đức kinh nghiệm nhất cũng không thể làm hỏng pháo đài khổng lồ này. Tuy nhiên, theo thông tin chính thức, chi tiết về cách ngụy trang điện Kremlin vẫn bị giữ kín suốt, ngay cả khi cuộc chiến tranh đã kết thúc.
Cho đến gần đây, Sở An ninh Liên bang đã giải mã bí ẩn về vấn đề này, đồng thời công bố các bản phác thảo của một số dự án ngụy trang đã được thực hiện trong thời kỳ đó.
Người đứng đầu thực hiện kế hoạch này là Boris Iofan – viện sĩ Liên xô lỗi lạc – cùng với đoàn đội của ông là một nhóm kỹ sư, họ đã tham gia vào việc phát triển các dự án ngụy trang với mục đích chính là để che giấu vị trí của thủ đô Liên xô khỏi các máy bay trinh sát và máy bay ném bom của Đức. Và nhiệm vụ này của họ không phải là một việc dễ dàng.
Bên cạnh diện tích 280 nghìn mét vuông, các tòa nhà còn vô cùng đồ sộ, các mái của tòa nhà còn được sơn màu xanh lá cây – một màu sắc nổi bật và không bị lẫn với bất cứ một kiến trúc nào trên khắp thủ đô.
Thêm nữa là những hình mái vòm, cũng như những ngôi sao đỏ trên đỉnh tháp đều vô cùng bắt mắt. Tất cả những đặc điểm nổi bật của khu phức hợp này đã đưa ra một bài toán khó cho các kỹ sư trong quá trình ngụy trang nó.
Chính vì những điểm nổi bật đó mà điều đầu tiên trong kế hoạch ngụy trang phải làm đó là “bóc tách” những chi tiết đặc biệt này. Mái của các tòa nhà được sơn lại thành màu nâu, màu đặc trưng của các tòa nhà trong Moscow lúc bấy giờ. Người ta cho thiết kế những tấm che đặc biệt để phủ lên các ngôi sao ở trên đỉnh tháp
Các nhân viên của văn phòng chỉ huy Điện Kremlin và các binh sĩ của trung đoàn chuyên dụng đã tham gia vào kế hoạch ngụy trang này; những nhà leo núi chuyên nghiệp tham gia ngụy trang các mái vòm.
Ngoài ra, các bức tường của khu phức hợp đều đã được thay đổi. Những đường viền dễ thấy ở phần trên đã được đóng và dấu dưới tấm ván ép, còn bức tường thì được sơn lại và vẽ thêm cửa sổ và cửa ra vào ở bên trên, triệt để hòa nhập với các tòa dân cư điển hình ở Moscow.
Bước cuối cùng trong kế hoạch ngụy trang của điện Kremlin là cho xây dựng những tòa “nhà ma” xung quanh lãnh thổ của khu phức hợp; đồng thời họ cho di chuyển thi hài của Vladimir Ilyich Lenin ra khỏi lăng đi sơ tán và xây dựng chèn lên trên lăng thêm hai tầng gỗ nữa. Vào thời điểm đó Điện Kremlin như biến mất khỏi thành phố Moscow.
Kế hoạch ngụy trang đã thực sự phát huy tác dụng khi người ta thống kê rằng, trong suốt cuộc chiến, khu phức hợp đã phải hứng chịu tổng cộng 8 lần không kích, 5 lần vào năm 1941 và 3 lần vào năm 1942 những không hề có thiệt hại nào đáng kể.
https://soha.vn/truoc-cuoc-khong-kich-cua-duc-quoc-xa-dien-kremlin-khong-canh-ma-bay-dieu-gi-an-sau-20211217162712246.htm