Bí ẩn dòng sông Lưu Sa trong Tây Du Ký: Lông ngỗng không thể nổi, hoa sậy chìm xuống đáy
Hầu hết yêu quái trong Tây Du Ký đều sống trên núi, nhưng cũng có một số chiếm giữ vùng sông nước. Một trong những dòng sông được khán giả nhớ đến nhiều nhất đó là sông Lưu Sa. Lý do là bởi nơi đây chính là nơi gặp gỡ giỡ Đường Tam Tạng và Sa Tăng.
Theo những bản ghi chép, người mô tả sông Lưu Sa như thế này: “Con sông này thời cổ gọi là Sa Hà, dài tám trăm dặm, trên không nhìn thấy chim bay, dưới không có dấu thú chạy, đáy nước lại càng không có thuỷ tảo, khung cảnh xung quanh vô cùng khắc nghiệt”.
Cái tên Lưu Sa xuất phát từ đặc điểm lòng sông có một lớp cát dày hơn 100 m. Lưu Sa ở đây có nghĩa là “cát chảy”. Con sông này còn có một cái tên khác là Khai Đô. Đây là một sông chảy qua Tân Cương, Trung Quốc.
Tấm bia đá bên bờ sông Lưu Sa viết:
“Bát Bách lưu sa giới,
Tam thiên nhược thủy thâm,
Nga mao phiêu bất khởi,
Lô hoa định để trầm”.
Tạm dịch:
“Lưu Sa rộng tám trăm,
Nước yếu sâu ba ngàn;
Lông vũ không thể nổi,
Hoa lau cũng phải chìm”.
Yêu quái cát cứ ở sông này vốn là tướng của Ngọc Hoàng đại đế. Sau này vì lỡ phạm phải sai lầm động trời nên đã bị giáng chức xuống trần, và trở thành thủy quái của sông Lưu Sa. Người ta vẫn thường gọi con yêu quái này là Sa Tăng hay Sa Ngộ Tĩnh.
Trong bản gốc, Sa Tăng được miêu tả là có khuôn mặt xanh, răng nanh, râu và tóc màu đỏ, đã ở trên sông nhiều năm và ăn thịt người qua đường. Trên cổ của Sa Tăng đeo chuỗi được làm từ đầu lâu của các nạn nhân. Tương truyền, Sa Tăng đợi Đường Tam Tạng đi qua để ăn thịt vị cao tăng này.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Những người đã theo dõi Tây Du Ký đều biết, sau này Đường Tăng đã thu nhận Sa Tăng làm đệ tử. Từ đó, hắn trở thành một trong ba đồ đệ của Đường Tăng cùng với Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới. Nhiệm vụ của họ là phò tá sư phụ đến Tây Trúc thỉnh kinh.
Vì có công trong việc bảo vệ sư phụ về Tây Phương, hàng phục được yêu ma quỷ quái, Sa Tăng đã được siêu độ, được Đức Phật Tổ Như Lai phong cho là “Kim Thân La Hán”.
Theo truyền thuyết kể lại, những người muốn qua sông không thể đi lại như bình thường. Họ đều phải nhờ vào một vị thần cao lớn dùng hai bàn tay của mình làm chiếc cầu giúp họ qua sông. Sau khi sang tới bờ bên kia, vị thần sẽ chắp hai bàn tay lại trước ngực để tiễn chân người qua đường.
Sở dĩ, con sông được đưa vào truyền thuyết như vậy là vì trên thực tế nó cũng có một số đặc điểm kỳ lạ. Điểm đặc biệt của sông Lưu Sa là cát chuyển động theo dòng nước. Hay hiểu đơn giản, cát ở đây không nằm yên dưới đáy sông mà luôn cuộn theo dòng nước.
Do đó, khi thuyền đi lại trên sông sẽ di chuyển rất khó khăn. Thậm chí nếu đi quá nhanh, lực cản của nước có thể tạo ra những con sóng cao tới 2 mét và có thể nhấn chìm con thuyền bất cứ lúc nào. Đây cũng chính là lý do giải thích cho ý “lông ngỗng không thể nổi, hoa sậy chìm xuống đáy”. Bởi dòng chảy đặc biệt mang nặng cát này, nên những thứ ở trên mặt nước khó có thể nổi được.
Chính từ sự nguy hiểm này nên con sông đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn học, trong đó có Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân.