Bí ẩn xác ướp mặc long bào dù không phải hoàng đế, chuyên gia: Ai mà to gan lớn mật vậy?

Trong xã hội phong kiến, hoàng đế được xem là thiên tử, và là người nắm quyền hạn cao nhất của đất nước. Do đó, mọi thứ thuộc về hoàng đế đều là độc nhất vô nhị. Trong đó có long bào – 1 bộ trang phục chỉ duy nhất hoàng đế mới được mặc.

Ngoài hoàng đế, không ai được phép khoác lên trên mình bộ đồ chỉ giành cho thiên tử này. Nếu làm trái sẽ bị quy vào tội khi quân. Vậy mà, vào thời nhà Thanh, lại xuất hiện 1 nhân vật không phải hoàng đế, thậm chí còn là 1 nữ nhân đã mặc trên mình bộ long bào khi hạ táng.

Xuyên suốt mấy nghìn năm của lịch sử phong kiến Trung Quốc chỉ có 2 người phụ nữ có quyền lực lớn nhất là Võ Tắc ThiênTừ Hi thái hậu. Thậm chí 2 người họ cũng không được mặc long bào khi hạ táng, vậy nhân vật được nhắc đến trong câu chuyện là ai?

Thi thể mặc long bào nhưng không phải hoàng đế!

Năm 1972, mộ phần của 1 công chúa Đại Thanh được phát hiện và khai quật tại Mông Cổ. Theo lời kể của những nhà khảo cổ tham gia khai quật khi ấy, thi thể bên trong ngôi mộ đã khiến họ không khỏi ngạc nhiên. Bởi dù đã trải qua hàng trăm năm nhưng công chúa vẫn như người đang sống, mái tóc nàng thậm chí vẫn còn đen bóng. Và chủ nhân của ngôi mộ này chính là ái nữ thứ 3 của Khang Hi – Cố Luân Vinh Hiến công chúa.

Cố Luân Vinh Hiến công chúa. (Ảnh: Baidu)

Tuy nhiên, điều thu hút ánh nhìn và sự chú ý của những nhân viên khai quật không phải là mái tóc vẫn nguyên vẹn của Cố Luân công chúa, mà là bộ long bào nàng mặc trên người.

Đến cả vị nữ hoàng đế duy nhất của Trung Quốc – Võ Tắc Thiên, khi qua đời cũng chỉ được tổ chức tang lễ theo nghi thức của 1 hoàng hậu và mặc phượng bào (triều phục của hoàng hậu) khi hạ táng. 1 người chỉ mang thân phận công chúa như Cố Luân sao dám mặc long bào? Không lẽ nàng dám cả gan làm chuyện động trời như vậy?

Nhiều người phỏng đoán, chuyện này có lẽ bắt nguồn từ phu quân nàng – Ô Nhĩ Cổn không hiểu rõ quy tắc của Đại Thanh. Tuy nhiên, khả năng này rất nhỏ, bởi cho dù phu quân không hiểu thì thân là công chúa Đại Thanh, Cố Luân công chúa sao có thể làm trái lễ nghi phép tắc của mẫu tộc?

Và còn có 1 khả năng lớn hơn được đưa ra để lý giải cho sự việc này, đó là ý chỉ của Khang Hi. Dù chưa có bằng chững xác thực rõ điều này nhưng những phỏng đoán, lập luận này của hậu thế là có căn cứ. Bởi, theo ghi chép trong sử sách, Cố Luân đã được vua cha Khang Hi thực sự vô cùng sủng ái và yêu thương.

Nàng công chúa được Khang Hi yêu thương hết mực

Vậy, trong số những người con của mình, vì sao vua Khang Hi lại đặc biệt yêu thương Cố Luân công chúa đến vậy? Chuyện này có mối liên quan nhất định đến trận bạo bệnh của Khang Hi vào năm ông 55 tuổi.

Theo những ghi chép của sử sách Trung Quốc, vào năm Khang Hi thứ 48, vị hoàng đế này đột ngột đổ bệnh nặng. Vốn có thói quen tập luyện từ nhỏ, lại tinh thông bắn cung cưỡi ngựa nên Khang Hi vô cùng tự tin vào sức khỏe của bản thân.

Vì thể trạng sức khỏe tốt nên Khang Hi luôn nghĩ rằng bản thân nhất định có thể sống thọ. Nhưng khi đối diện với bệnh tật, lại đang ở độ tuổi già đi, ông đã không tránh khỏi cảm giác sợ hãi, lo rằng cái chết sẽ đến bất ngờ.

Cố Luân công chúa được vua cha Khang Hi yêu thương hết mực vì lòng hiếu thảo. (Ảnh: Baidu)

Bệnh tật không chỉ làm sức khỏe của Khang Hi yếu dần đi mà còn giày vò tinh thần của ông, khiến ông trở lên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Đúng lúc này, Cố Luân công chúa (khi đó chỉ mới 18 tuổi) đã đến bên vua cha, hết lòng chăm sóc. Mỗi ngày, nàng đều đích thân nấu cơm cho Khang Hi, cả ngày đến đêm luôn túc trực bên cạnh cha.

Nàng cứ ở bên săn sóc, an ủi vua cha như vậy suốt 2 ngày 2 đêm mà không được nghỉ ngơi đầy đủ. Vua Khang Hi vì thế đã vô cùng cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của người con gái thứ 3 này. Do đó, sau khi bệnh tình thuyên giảm, Khang Hi đã càng yêu thương Cố Luân công chúa và giành cho ái nữ của mình những điều tốt đẹp nhất.

Vì tấm lòng hiếu thảo đáng quý, Cố Luân công chúa đã được vua cha ban thánh chỉ khen thưởng và được sắp xếp cho 1 hôn sự “môn đăng hậu đối”. Phò mã mà Khang Hi chọn cho Cố Luân công chúa là con trai của Quận vương Ngạc Tề Nhĩ – Ô Nhĩ Cổn. Vua Khang Hi còn chuẩn bị vô số vàng bạc châu báu để làm của hồi môn cho ái nữ khi xuất giá đến đất nước Mông Cổ xa xôi.

Cuộc sống hôn nhân của Cố Luân công chúa khá viên mãn. Cho đến năm 1728, Cố Luân coogn chúa qua đời, hưởng thọ 56 tuổi và được hợp táng cùng mộ phần với phu quân Ô Nhĩ Cổn.

https://soha.vn/bi-an-xac-uop-mac-long-bao-du-khong-phai-hoang-de-chuyen-gia-ai-ma-to-gan-lon-mat-vay-20211222232345557.htm