Bộ ảnh phản ánh xã hội cuối thời nhà Thanh: Con gái Tổng thống Mỹ đến thăm Trung Quốc và dùng 3 từ khen ngợi Từ Hi Thái hậu
Những bức hình cũ kĩ dưới đây sẽ cho bạn cảm nhận rõ ràng hơn về con người và xã hội Trung Quốc trong những năm của thời kỳ Thanh Mạt.
Tháng 9/1905, con gái của Tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt (nhiệm kỳ 1933-1945) – bà Alice đến thăm Trung Quốc. Từ Hi Thái Hậu và vua Quang Tự đã cùng có mặt tiếp đón.
Trong một vài tư liệu lịch sử ghi lại, Alice đã dùng 3 từ ” sắc sảo, nhạy bén và uy nghiêm” để đánh giá Từ Hi Thái Hậu. Bên cạnh đó, vua Quang Tự chỉ đành ngậm ngùi với 4 chữ “đầu óc chậm chạp”.
Bức ảnh này được chụp với bối cảnh phông nền dân gian giản dị trong tiệm chụp hình. Theo đó, cả gia đình 4 người gồm hai vợ chồng trẻ, con trai nhỏ và mẹ của người chồng đang tạo dáng theo kiểu gia đình nông dân đời thường. Anh chồng giả vờ dùng sức đẩy con xe thồ hàng nhỏ, trên xe là vợ con và mẹ.
Sau khi đỗ học vị tiến sĩ, người đàn ông trong ảnh tên là Ngô Đào được triều đình phong làm tri huyện ở nhiều vùng khác nhau trong thời gian dài nhưng không hề được thăng chức. Khi cuộc vận động Nghĩa Hòa Đoàn diễn ra, Ngô Đào chủ trương chống lại cuộc vận động để bảo vệ nhà thờ và cha xứ.
Đây là một trong những địa điểm thăm thú vô cùng nổi tiếng trong Di Hòa Viên. Các thái giám đang tranh thủ những lúc không có Từ Hi Thái Hậu để “làm biếng” nghỉ ngơi. Người trên bờ thì ngồi dưới bóng cây thư giãn, người dưới thuyền thì cắm cây sào chèo, nghỉ tay và tán dóc đôi ba câu.
Ái Tân Giác La Tái Tuần, là con trai thứ 6 của Thuần Hiền Thân vương Dịch Hoàn và là em trai của Thanh Đức Tông Quang Tự đế. Sau khi Phổ Nghi lên ngôi, nhiếp chính vương Tái Phong vì muốn tăng cường Hoàng quyền nên đã bổ nhiệm các quý tộc trẻ lên nắm quyền quân đội. Tái Tuần, lúc này chỉ mới 22 tuổi, được nhận mệnh làm chỉ huy hải quân.
Tái Tuần trong bức ảnh trên có thân hình mập mạp, già dặn, giống người đàn ông trung niên 40 tuổi hơn là chàng thanh niên chỉ mới 22 tuổi.
Dung Hoằng là du học sinh người Trung Quốc đầu tiên tốt nghiệp trường Đại học Yale của Mỹ. Mặc dù không được triều đình trọng dụng nhưng ông là nhân vật đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Trung Quốc và được biết đến là người đi đầu trong phong trào Tây hóa.
Trong 10 năm cuối cùng của triều đại nhà Thanh, sự nghiệp giáo dục ở tỉnh Sơn Tây đã được tập trung phát triển vượt bậc. Chỉ trong vòng một năm 1904, Tế Nam đã thành lập 2 ngôi trường dành cho nữ giới. Hành động này đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình tìm đến sự giải phóng và bình đẳng của nữ giới trong xã hội phong kiến.
Lịch sử Trung Quốc là xã hội nông nghiệp, hình thành nên truyền thống “nam cày cấy, nữ dệt vải”. Nữ giới được học cách dệt vải thêu hoa ngay từ nhỏ. Đặc biệt trong giai đoạn Minh Thanh, xã hội lúc bấy giờ yêu cầu người phụ nữ phải có đầy đủ 4 yếu tố “công, dung, ngôn, hạnh”. Trong đó, “công” ở đây chính là hoạt động dệt vải.
Vì bó chân “bảy tấc liên hoa” nên cô vợ đi lại không được nhanh nhẹn. Cô phải ngồi trên con lừa nhỏ để thuận tiện đồng hành với chồng trên chặng đường di chuyển. Người chồng đi phía trước nắm dây và điều khiển hướng đi của lừa. Đây là một trong những hình ảnh đời thường của những cặp vợ chồng trẻ thời xưa.
Nguồn: Sohu https://afamily.vn/bo-anh-phan-anh-xa-hoi-cuoi-thoi-nha-thanh-con-gai-tong-thong-my-den-tham-trung-quoc-va-dung-3-tu-khen-ngoi-tu-hi-thai-hau-20211223163648756.chn