Câu hỏi hóc búa của nhà tuyển dụng "Phải làm gì nếu một cái kim rơi xuống biển"

Khi đi phỏng vấn các ứng viên thường bị nhà tuyển dụng làm khó bởi các câu hỏi hóc búa, có trường hợp cần đáp án chuẩn, có trường hợp lại cần đáp án linh hoạt và trường hợp dưới đây không phải là ngoại lệ.

Giống như các sinh viên mới tốt nghiệp khác, sau khi ra trường Vương Linh cũng tìm hiểu và ứng tuyển tại một công ty tốt. Bằng thực lực của mình cô cũng thành công bước vào vòng loại cuối cùng, cùng với cô còn có 2 cô gái khác, và tất cả đều rất tự tin.

Nhà tuyển dụng rất hài lòng với kỹ năng chuyên môn của 3 cô gái nhưng vẫn muốn hỏi thêm một câu hỏi đó là: “Tôi phải làm gì nếu chiếc kim rơi xuống biển?”

Câu hỏi hóc búa của nhà tuyển dụng “Tôi phải làm gì nếu chiếc kim rơi xuống biển?”

Trước câu hỏi khó nhằn, ứng viên đầu tiên là một người có kinh nghiệm 2 năm trong lĩnh vực ứng tuyển trả lời: “Tôi nghĩ chúng ta không nên mất thời gian vào việc tìm kiếm cây kim, tính mạng mới là quan trọng nhất. Vì vậy mới có câu nói ‘mò kim đáy bể'”.

Tuy nhiên, nhà tuyển dụng lại có vẻ không hài lòng và chuyển sang ứng viên thứ 2, người này đáp:“Tôi chưa tìm ra được câu trả lời nhưng tôi rất cần công việc này. Tôi tin nếu mình cố gắng thì một ngày nào đó sẽ tìm được cây kim”. Đáp lại cô gái, nhà tuyển dụng chỉ cười mỉm.

Đến lượt Vương Linh, cô tự tin nói: “Cây kim rơi xuống biển tuy không thể lấy lại được nhưng đây lại là bài học với người đánh mất. Người đó sẽ biết tại sao mình đánh rơi, đánh rơi như thế nào để lần sau không mắc thêm nhưng sai lầm tương tự. Lúc đó, buông bỏ và ghi nhớ là cách giải quyết tốt nhất”.

Trước câu trả lời này, nhà tuyển dụng cũng phải thốt lên “quá tuyệt” và tỏ ý vô cùng hài lòng. Và chắc chắn, nhà tuyển dụng đã trao cơ hội làm việc cho cô gái xuất sắc này.

Từ câu chuyện trên có thể rút ra bài học đó là, khi đứng trước những khó khăn bạn cần giải quyết bằng cách liên tưởng, tư duy đến những giá trị hiện thực, chỉ như vậy mới có câu trả lời khách quan và thông minh nhất.

ND/TH