Cạm bẫy ngầm trong lăng mộ hoàng đế khiến những kẻ trộm “một đi không trở lại” có tồn tại?
Trong các cuốn tiểu thuyết về chủ đề trộm mộ hoặc trong những tài liệu lịch sử đểu có đề cập tới những cơ quan bí mật để đề phòng những kẻ trộm mộ. Ví dụ như “hệ thống tên bắn”, “khí độc”, “cơ quan phun lửa”, “mê cung”,… Vậy, các cơ quan đó có thật sự tồn tại hay không?
Những cạm bẫy ngầm trong mộ cổ có hoạt động không?
Những lăng mộ hoàng gia hoặc mộ của quan lại luôn là mục tiêu của những kẻ trộm mộ liều lĩnh.
Căn cứ theo tài liệu, trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng đích thực có hệ thống cơ quan phóng tên tự động, chỉ cần những tên trộm mộ tiến vào thì sẽ bị bắn trúng. Tuy nhiên, tất cả các tài liệu ghi chép về các cơ quan bí mật này đều được phát hiện trong quá trình khai quật.
Chưa có ai từng nhìn thấy cơ quan trong các lăng mộ cổ và trên thực tế nó cũng không tồn tại. Bởi vì, đầu mũi tên được làm từ kim loại, mà theo thời gian, kim loại sẽ bị gỉ sét và không thể sử dụng được nữa.
Các tài liệu lịch sử về lăng mộ của Tần Thủy Hoàng còn có một phiên bản khác cho rằng vị hoàng đề đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc vì để thể hiện địa vị tôn quý của mình nên đã sử dụng lượng lớn thuỷ ngân để làm các dòng sông.
Đương nhiên, thiết kế lăng mộ như vậy còn có một mục đích khác là để ngăn những kẻ trộm mộ nhắm vào lăng mộ. Nhưng cho đến hiện tại, các chuyên gia khảo cổ vẫn chưa tìm được bằng chứng để chứng minh những điều trên là thật.
Tuy nhiên, một số phát hiện vẫn có thể khẳng định được trong mộ của Tần Thủy Hoàng quả thật có rất nhiều thủy ngân.
Ảnh minh họa: Các chuyên gia vẫn chưa tìm thấy bằng chứng chứng minh cạm bẫy trong lăng mộ có tồn tại.
Không chỉ riêng Tần Thủy Hoàng, rất có thể trong lăng mộ của những vị hoàng đế khác cũng có thủy ngân. Vì để lăng mộ không bị phá hoại, sau khi xây dựng xong, hoàng đế thường sẽ cải tạo lại lăng mộ thêm một lần nữa.
Ví dụ như tiến hành xây thêm những cạm bẫy trong mộ. Dễ thấy nhất là “bẫy cát lún”. Bởi vì cát rất dễ sụt lún, nên nếu những tên trộm mộ dẫm phải những bẫy cát ở trong hầm mộ thì chúng sẽ bị chôn vùi nhanh chóng.
“Mộ vữa”: Bẫy ngầm khó phá
Từ giữa thời nhà Minh đến thời nhà Thanh, ở Thái Châu và Nam Thông (thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) có tồn tại một kiểu mộ gọi là “mộ vữa”.
Kiểu mộ này xuất hiện từ thời nhà Nguyên, người ta sẽ trộn vôi, cát, nước vào với nhau tạo thành hỗn hợp giống “vôi vữa” rồi đắp ra bên ngoài quan tài, tạo thành những ngôi mộ bằng vữa. Một số ngôi mộ còn sử dụng các loại thảo dược Đông y để bảo quản xác bên trong quan tài.
Những ngôi “mộ vữa” thường rất khó khai quật vì có độ kết dính và rắn chắc. Nhưng cũng chính vì vậy mà nó bảo quản các vật bồi táng trong mộ vô cùng tốt. Thậm chí cả hài cốt của chủ nhân ngôi mộ cũng được giữ gìn một cách toàn vẹn.
Ảnh minh họa: Những ngôi mộ bằng vữa rất khó khai quật.
Ở Thái Châu, người ta đã từng khai quật được một ngôi mộ vữa và phát hiện ra rất nhiều trang phục và đồ trang sức thời nhà Minh được bảo quản nguyên vẹn. Thậm chí người ta vẫn còn cảm nhận được độ đàn hồi ở trên cơ thể của người chết.
Có thể nói, để mở những ngôi mộ bằng vữa là điều vô cùng khó. Cũng chính vì vậy mà những tên trộm mộ không thể nào phá hoại và đánh cắp bảo vật ở trong những ngôi mộ này.
https://soha.vn/cam-bay-ngam-trong-lang-mo-hoang-de-khien-nhung-ke-trom-mot-di-khong-tro-lai-co-ton-tai-2021122714170604.htm