Nàng geisha huyền thoại ở thành phố Yokohama: Gần 50 năm lang thang đợi 1 người không quay lại

“Một người phụ nữ mặc chiếc váy trắng đứng lặng lẽ bên ngoài cửa hàng bách hoá Matsusuzakaya ở quận Isezakicho của Yokohama. Khuôn mặt trang điểm trắng toát và đôi mắt màu đen”.

Đó là những câu tả lại hình ảnh của Yokohama Mary – một huyền thoại đường phố của Yokohama nhưng chẳng một ai có thể biết rõ về thân thế và cuộc đời của bà. Đến năm 2006, đạo diễn Takahiro Nakamura đã làm một bộ phim mang tên Yokohama Mary để kể về cuộc đời của người phụ nữ bí ẩn này.

Bộ phim kể về cuộc đời của Mary.

Năm 1946, từ thân phận của một người phụ nữ giải khuây, Mary trở thành pan-pan, nghĩa là một cô gái đứng đường chuyên phục vụ cho lính Mỹ trong thời kỳ Mỹ chiếm đóng Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Không ai biết lai lịch thật sự của Mary nhưng vào thời còn trẻ, bà được biết đến không chỉ là một người có gương mặt xinh đẹp, mà còn rất tài giỏi. Không những biết đàn dương cầm, viết chữ thư pháp mà còn nói được cả tiếng Anh. Ở thời điểm đó, bà từng là một hoa khôi có tiếng của khu phố làng chơi đó.

Hồi còn trẻ bà là một mỹ nhân nổi tiếng được nhiều người mến mộ.

Trong lúc đó, bà đã đem lòng yêu một sĩ quan người Mỹ, sau đó, bà đi theo ông tới thành phố Yokosuka. Năm 1954, khi ở độ tuổi 33, bà vẫn rất nổi tiếng là một mỹ nhân nhận được sự ngưỡng mộ của không ít người. Thậm chí, nhiều người ở thời điểm đó còn gọi bà là Kōgō heika – Hoàng Hậu bệ hạ.

Vốn dĩ, điều khiến nhiều khách phải tìm tới, ngưỡng mộ bà như thế cũng là bởi điểm khác biệt rõ rệt của Mary với những pan pan khác. Không ăn mặc khiêu gợi, Mary ở độ tuổi 40 vẫn có nhan sắc, tài hoa, khí chất thanh cao hơn người và được ví như một Hoàng Hậu cao quý. Được nhiều người ngưỡng mộ, quý mến như thế nhưng bà vẫn không tỏ ra kiêu ngạo mà còn rất được yêu mến vì gặp ai cũng chào hỏi bằng thái độ niềm nở.

Lúc này, sĩ quan người Mỹ mà bà đem lòng yêu đã rời khỏi Nhật để về Mỹ. Ngày ấy, tại sân ga Mary tiễn người yêu đi xa, nhiều người kể lại rằng bà và người sĩ quan đó đã ôm hôn nhau thắm thiết. Chạy theo để tiễn người yêu rồi cho đến khi tàu đi xa hơn, Mary đã đứng lại và cất tiếng hát, cảnh tượng rất đỗi đau lòng này đã thu hút được không ít người đứng nghe.

Sau khi người yêu rời đi, bà đã đến Yokohama vì lời hứa quay trở lại của ông.

Từ đó về sau, người ta luôn bắt gặp hình ảnh Mary xuất hiện trên những con đường ở Yokohama vì lời hứa quay trở về của người sĩ quan Mỹ nọ. Thời gian sau đó, bà đến gần khu vực của một quán bar nổi tiếng nhất Yokohama lúc bấy giờ để kiếm khách. Đến khi Negishiya bị đốt trụi, bà cũng không còn kéo khách được nữa, nhà cũng chẳng còn nên Mary vẫn tiếp tục lang thang trên những con đường ở Yokohama.

Nhưng có lẽ như từ sau năm 1990, thế hệ sau chiến tranh đã có cái nhìn khác nên những người phụ nữ như Mary đã không còn chỗ đứng ở Yokohama như trước nữa. Từ một người phụ nữ được yêu quý và ngưỡng mộ của những ngày trước, Mary trở thành nỗi chán ghét của những người xung quanh. Họ cảm thấy phiền hà vì sự xuất hiện của Mary, chán ghét, xa lánh bà, thậm chí bà phải dùng những bộ tách trà riêng trong tiệm ăn vì không ai dám động đến những thứ bà đã dùng.

Từ một người phụ nữ được nhiều người mến mộ, sau chiến tranh, bà trở thành nỗi ám ảnh của người dân nơi đây.

Có thể nói là nơi nào có Mary là nơi đó không có mọi người, vì thế rất nhiều nơi ở Yokohama đều cấm bà vào cửa. Khi nhận được những lời trách cứ, đuổi mắng đó, bà không tức giận, không chút oán trách mà chỉ ngậm ngùi, lặng lẽ bước đi.

Nhưng khi ở khoảng thời gian tuyệt vọng nhất, bà vẫn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ một số người. Ông chủ nhà đã cho bà một băng ghế ở góc khuất hành lang để ngủ, đây là nơi duy nhất bà có thể nghỉ ngơi trong khi đâu đâu cũng xua đuổi mình. Chủ tiệm cà phê thì dành riêng một bộ tách để Mary có thể dùng mà không phải nhận sự phản đối từ những người khách của quán.

Vẫn có nhiều người dang tay giúp đỡ, cho bà chỗ ngủ.

Năm 1995, Mary quyết định rời Yokohama và sống đúng với tên thật của mình. Thành phố mất đi sự hiện diện của bà bỗng trở nên thiếu vắng một điều gì đó và bà đã trở thành một truyền thuyết ở Yokohama như thế đấy.

Nhiếp ảnh gia Hideo Mori chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Mary, đi theo Mary để nhờ bà làm mẫu ảnh.

Mary qua đời vào tháng Giêng năm 2005 ở tuổi 83. Nhiều người cho đến nay vẫn nhắc đến Mary như là một phụ nữ bí ẩn – là một phần không thể tách rời ở thành phố Yokohama. Là đại diện của những người vô gia cư, làm những công việc không được xã hội chấp nhận ở Yokohama. Nhưng chính Mary đã trở thành niềm cảm hứng cho những người đồng cảnh ngộ, cũng như là cảm hứng sáng tác nghệ thuật ở thời điểm sau này.