Tìm thấy vương miện vàng trong mộ cổ thời Càn Long, chuyên gia: Tâm ý của hoàng đế
Thời xưa, quan lại thường có địa vị rất cao trong xã hội, bổng lộc nhiều vô số kể. Chính vì vậy mà ngày xưa có rất nhiều người bỏ công sức dùi mài kinh sử nhiều năm, hy vọng có thể đỗ đạt làm quan, công thành danh toại.
Đương nhiên đây chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, thực tế có không ít quan lại đều cảm thấy như ngồi trên đống lửa, nhất là khi bàn chính sự riêng với hoàng đế. Bởi tâm tư của hoàng đế quả thật thâm sâu khó lường. Bảo vật phát hiện trong mộ cổ dưới đây là minh chứng.
Sự việc được phát hiện vào năm 1970 tại Giang Tô, Trung Quốc, khi có người dân đột nhiên được một viên gạch.
Viên gạch này có màu xanh ngọc đậm, bề mặt được có khắc các hoạ tiết trang trí, vô cùng rắn chắc, cầm khá nặng tay. Không lâu sau, tại đó lại có thêm một người nữa đào được viên gạch tương tự.
Vì thế, tất cả những người có mặt tại đó tiếp tục đào xuống phía dưới, không ngờ lại đào được một cái hố lớn. Dưới hố có một khoảng trống rất rộng. Không lâu sau đó, cán bộ địa phương đã có mặt tại hiện trường. Sau khi kiểm tra, mọi người nghi ngờ ở dưới hố là một ngôi mộ cổ. Vì vậy, để không phá huỷ cấu trúc của ngôi mộ, cán bộ địa phương đã nhanh chóng báo cho ban quản lý di tích.
Ngôi mộ có bảo vật bằng vàng ròng
Ngay sau đó, các chuyên gia khảo cổ học đã đến nơi, hơn nữa, họ còn xác định thực sự tồn tại ngôi mộ cổ dưới lòng đất. Vì tường bao xung quanh ngôi mộ đã bị đào lên, do đó phải nhanh chóng tiến hành khai quật.
Sau khi tiến hành khai quật, các chuyên gia phát hiện đây là ngôi mộ thuộc triều Thanh, có niên đại gần với thời hiện đại.
Mặc dù kích thước của lăng mộ không to nhưng bên trong được trang trí rất đẹp, đồ vật tuỳ táng cũng vô cùng phong phú, chứng minh chủ nhân của ngôi mộ có thân phận không hề đơn giản.
Căn cứ theo ghi chép bên trong mộ, chuyên gia cho rằng chủ nhân của ngôi mộ là Tất Nguyên, một vị quan lớn dưới triều Thanh.
Quê gốc của Tất Nguyên ở Giang Tô, Trung Quốc. Từ nhỏ ông đã học rất giỏi, am hiểu kinh sử và có kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực, vượt xa bạn bè đồng trang lứa. Năm Càn Long thứ 25, Tất Nguyên thi đỗ trạng nguyên, bước vào con đường làm quan.
Giai đoạn đầu, Tất Nguyên nhậm chức và làm việc ở Hàn Lâm Viện, sau đó ông được điều đi làm quan tri phủ ở địa phương. Thời gian ông làm quan, Tất Nguyên vô cùng cẩn trọng, được Càn Long tin dùng, từng được làm Tổng đốc của tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây.
Tất Nguyên được xem là vị quan quyền cao chức trọng. Vì thế, sau khi qua đời, đồ tuỳ táng của ông phong phú như vậy là điều dễ hiểu. Sau đó, các chuyên gia lần lượt phát hiện ra trong mộ của ông có hơn trăm thỏi vàng, bạc và ngọc bích, kiểu dáng vô cùng đẹp, có giá trị rất lớn. Trong số đó còn có một đồ vật liên quan đến Càn Long, là một chiếc vương miện bằng vàng.
Chiếc vương miện làm bằng vàng ròng, hình dáng vô cùng tinh xảo, các chi tiết được chạm khắc rõ nét.
Đương nhiên ngoài giá trị vật chất ra thì các chuyên gia còn để ý đến câu chuyện đằng sau chiếc vương miện. Trên chiếc vương miện bằng vàng có khắc vài chữ, gồm “cáo mệnh“, “triều quan“, “ân vinh“, “phụng thiên“, “nhật nguyệt“. Căn cứ theo nội dung trên, các chuyên gia cho rằng đây có lẽ là do Càn Long ban thưởng cho vợ của Tất Nguyên.
Tâm tư của hoàng đế Càn Long
Mục đích ban thưởng có lẽ là để khen ngợi sự cống hiến của Tất Nguyên đối với triều đình, khuyến khích ông tiếp tục cố gắng làm việc, nhưng đồng thời cũng nhắc nhở ông dù có quyền cao chức trọng thì cũng phải nhớ giang sơn này thuộc về hoàng đế. Thế nên chiếc vương miện mới có hai chữ “phụng thiên“.
Rõ ràng năng lực của Tất Nguyên phải vô cùng xuất sắc và biết “nghe lời” thì mới được hoàng đế trọng thưởng. Phần thưởng quý giá này còn thể hiện sự sáng suốt và tâm tư thâm sâu của bậc đế vương như Càn Long.
Mặc dù Càn Long tạo cho thiên hạ cảm giác giống như ông chỉ thích ăn chơi hưởng lạc, rảnh rỗi sẽ đến Giang Nam ngắm cảnh, nhưng thật ra ông lại là vị hoàng đế anh minh hơn cả.
Ở thời kỳ phong kiến, hoàng đế có anh minh, sáng suốt hay không đều sẽ được thể hiện trong việc vận hành triều chính, nói đúng hơn là ở chỗ nắm bắt, kiểm soát được quan lại.
Muốn làm được tất cả việc này không dễ dàng chút nào, cần phải vừa cương vừa nhu. Giống như việc Càn Long đối đãi với vị quan có công như Tất Nguyên. Một mặt ban thưởng để khích lệ, một mặt lại nhắc nhở thâm thúy rằng ông phải dốc sức phụng sự cho hoàng đế, không được có ý làm trái lệnh.
https://soha.vn/tim-thay-vuong-mien-vang-trong-mo-co-thoi-can-long-chuyen-gia-tam-y-cua-hoang-de-20211217163010635.htm