Trung Quốc sản xuất và lắp đặt thành công lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ đầu tiên
Trung Quốc tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên chặng đường phát triển công nghệ năng lượng hạt nhân: họ vừa kết nối thành công lò phản ứng module cỡ nhỏ (small modular reactor – SMR) đầu tiên vào lưới điện.
Công ty sản xuất điện doanh nghiệp Huaneng Group lắp ráp thành công lò phản ứng 200 megawatt tại vịnh Shidao, và hiện lò đang cung cấp năng lượng cho lưới điện của tỉnh miền núi Sơn Đông. Ngay lúc này, Huaneng Group đã đang thử nghiệm một lò phản ứng thứ hai, dự định sẽ lắp đặt vào giữa năm sau.
Đây là lò phản ứng nhiệt độ cao, được làm lạnh bằng khí ga, sử dụng module đốt viên nhiên liệu đầu tiên trên thế giới; nó đun nóng heli thay vì nước để sản sinh năng lượng. Lò phản ứng thuộc thế hệ thứ tư, được thiết kế để tự động ngắt mỗi khi xảy ra sự cố. Nó sẽ tránh được những thảm họa hạt nhân tương tự như sự kiện từng xảy ra tại Nhà máy Năng lượng Hạt nhân Fukushima Daiichi ở Nhật Bản,
Lò phản ứng cỡ nhỏ SMR trên đảo Hải Nam.
Trên thế giới, không quốc gia nào tập trung đầu tư cho năng lượng hạt nhân như Trung Quốc. Dự kiến, trong thập kỷ tới, chính quyền Trung Hoa sẽ rót tổng số vốn 440 tỷ USD cho ngành năng lượng sạch này.
Lò phản ứng SMR mới được đưa vào lưới điện có công suất 200 megawatt, với kích cỡ chỉ bằng 1/5 Hualong One – lò phản ứng tự thiết kế chế tạo đầu tiên của Trung Quốc. Nhỏ gọn, linh hoạt và đầy tiềm năng tiết kiệm chi phí, lò phản ứng mới khiến giới chuyên gia ở đất nước tỷ dân không khỏi hồ hởi.
Ngành công nghiệp năng lượng chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của điện gió và điện mặt trời, cùng với đó là nhu cầu sử dụng đất lớn. Đó là lúc kích cỡ lò phản ứng hạt nhân nhỏ gọn hơn trước phát huy tính hiệu quả. Nhờ quy mô không quá lớn cũng như cơ chế an toàn tiên tiến, những lò SMR có thể hiện hữu tại những vùng kinh tế trọng điểm, hoặc tìm tới các khu vực thiếu thốn điện năng.
Lò phản ứng Hualong One..
“SMR có thể rẻ hơn về cả chi phí xây dựng và vận hành, có thể ứng dụng nhanh hơn và có thời gian nghỉ để nạp nhiên liệu thấp hơn các nhà máy năng lượng hạt nhân truyền thống”, nhà phân tích thị trường Bolor Enkhbaatar nhận định.
Công ty Liên hiệp Hạt nhân Thế giới cho hay khi công nghệ phát triển SMR chín muồi, nó có thể được thả vào buồng đốt của các nhà máy năng lượng than hiện tại, biến một trong những nguồn ô nhiễm lớn nhất thế giới thành nguồn năng lượng dồi dào. Nhưng để đến được điểm này, hành trình vẫn còn xa lắm.
Để lò phản ứng có thể rẻ, tốc độ xây dựng chúng phải cao. Hueneng Group đã phải mất gần 10 năm để hoàn thiện dự án vịnh Shidao, hơn nữa họ chưa công bố kinh phí thực hiện lò phản ứng tiên tiến này.
Dù gì, dòng điện có nguồn gốc năng lượng hạt nhân chạy qua khu vực tỉnh Sơn Đông đã cho thấy nỗ lực của người Hoa đã kết trái ngọt. Khi họ có thể chăm bón được một “vườn đào” năng lượng, thiếu hụt điện sẽ không còn là nỗi lo trong tương lai.
Theo Bloomberg