Xây xong lăng mộ hoàng đế, những người thợ sống - chết mong manh: Chỉ có 1 trong 3 kết cục

Sau khi các hoàng đế lên ngôi, việc đầu tiên cần phải làm đó là xây dựng lăng mộ. Họ sẽ chọn những vật liệu tốt nhất đồng thời chiêu mộ tất cả các những người thợ thủ công giỏi nhất. Như chúng ta đã biết, lăng của hoàng đế thường được thiết kế với nhiều cơ quan phức tạp để tránh bị đánh cắp.

Thông thường, khi hoàng đế băng hà, di hài sẽ được đưa đến lăng mộ. Sau khi hoàn tất các nghi lễ, cơ chế trong lăng mộ sẽ được mở ra, và con đường duy nhất để vào bên trong sẽ hoàn toàn bị đóng lại.

Có một điều mà nhiều người vẫn tò mò đến nay đó là sau khi hoàn thành lăng mộ, số phận của những thợ thủ công sẽ ra sao? Các chuyên gia cho biết, những người này sẽ có 1 trong 3 kết cục sau đây.

1. TRỞ THÀNH VẬT BỒI TÁNG

Một trong những yêu cầu quan trọng nhất khi xây dựng lăng cho hoàng đế là “bất khả xâm phạm”. Để tránh điều này, hoàng đế có thể sẽ bắt chính những người thợ xây dựng chôn cùng mình để đảm bảo rằng không ai có thể tiết lộ bí mật ra ngoài.

Sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, Hồ Hợi đề nghị giết hết những người thợ xây lăng để tránh cho người ngoài biết bí mật bên trong. Sau khi Tần Thủy Hoàng được chôn cất, tất cả thợ thủ công và những người liên quan đều được đưa vào lăng để chôn cất.

Một trường hợp khác có thể kể đến lăng của Từ Hi Thái hậu. Sau khi hoàn tất nghi lễ, thừa tướng yêu cầu những người thợ phải niêm phong lối đi chính trước, sau đó cho họ thoát ra từ một lối đi khác.

Lăng Từ Hi Thái hậu bị tiết lộ bởi một trong những người thợ năm xua. Ảnh: Sohu

Không ngờ rằng tại lối đi này, ông đã cho quan và binh lính “thủ tiêu” những người thợ này. Tuy nhiên vẫn có một số người đã chạy thoát được. Một trong số những người sống sót đã chỉ dẫn cho Tôn Điện Anh để đánh cắp lăng mộ của Từ Hi Thái hậu.

2. BỊ QUẢN CHẾ HOẶC TRỞ THÀNH BIA ĐỠ ĐẠN

Trên thực tế, không phải tất cả các vị hoàng đế đều chọn cách chôn sống các nghệ nhân. Một số hoàng đế cho những người này sống để tiếp tục xây dựng các lăng mộ cho mình và vị hoàng đế tiếp theo nhưng phải chịu quản thúc chặt chẽ. Theo cách này, những người người thợ sống trong quản thúc đến già. Bí mật sau đó được đưa xuống mồ khi họ qua đời.

Một số thợ thủ công ở những vị trí không trọng yếu sẽ được nhà nước bố trí tham gia quân đội tiền tuyến sau khi lăng mộ được xây dựng. Lý do là để trong chiến tranh, những người này được dùng làm “bia đỡ đạn”.

Có thể nói, tuy rằng loại kết cục này “khả quan” hơn so với việc trở thành vật bồi táng nhưng một số quan điểm lại khẳng định thật sự nó còn đau đớn hơn nhiều.

Những người thợ thường không có cái kết nhẹ nhàng. Ảnh: Toutiao

3. ĐƯỢC THẢ TỰ DO

Trong lịch sử, vẫn có những vị hoàng đế tha cho những người thợ này. Để cảm tạ sự ban ơn của nhà vua, những người này sẽ thiết kế “cổng đá hoa cương”. Đặc điểm của loại cổng này là một khi đã đóng, người ngoài khó có thể mở ra.

Điều kiện tiên quyết để chế tạo cơ chế này là làm mặt dốc trong phòng lăng. Sau đó người ta sẽ làm rãnh ở ngưỡng cửa, đặt quả cầu đá lên trên rãnh để giữ lối ra vào. Sau tang lễ của hoàng đế, những người này đi ra ngoài và chỉ cần đẩy hòn đá ra là cửa lăng sẽ đóng lại vĩnh viễn.

Đối với loại cửa này, người thường dùng sức đến đâu cũng không thể mở ra. Vì vậy phương pháp này rất được hoàng đế và quý tộc yêu thích. Sau này, người ta chỉ có thể dùng thuốc nổ mới có thể dễ phá cánh cửa này.

Cửa lăng mộ không dễ mở từ bên ngoài. Ảnh: Toutiao

TÓM LẠI

Để đảm bảo an toàn cho ngôi mộ, những vị hoàng đế xưa sẽ ra lệnh cho các thợ thủ công thiết lập nhiều cơ quan và lối đi bí mật trong lăng mộ. Đối với người xưa, mộ phần là nơi vô cùng quan trọng. Đặc biệt đối với các vị hoàng đế, việc bảo đảm “yên giấc ngàn thu” là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Vì sự an toàn cho lăng mộ của mình, hoàng đế có nhiều cách khác nhau để “xử lý” những người nắm giữ bí mật. Suy cho cùng, những người thợ này có tránh được kiếp nạn hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng phần lớn các kết cục thường không có hậu.

https://soha.vn/xay-xong-lang-mo-hoang-de-nhung-nguoi-tho-song-chet-mong-manh-chi-co-1-trong-3-ket-cuc-20211220001833955.htm