Ảnh: Mù khô kéo dài từ sáng đến trưa, TP.HCM ô nhiễm không khí ở mức cao những ngày đầu năm 2022
Ngày 6/1, theo thông tin cập nhật trên ứng dụng Airvisual lúc 10h sáng, chỉ số ô nhiễm không khí (AQI) trung bình tại TPHCM là 163 đơn vị. Nồng độ bụi mịn (PM 2.5) trong không khí cao gấp 15.9 lần so với giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO.
Các tòa nhà cao tầng đều bị bao phủ bởi một lớp bụi mờ, trắng đục
Theo ghi nhận của phóng viên sáng cùng ngày, hiện tượng mù khô xuất hiện ở nhiều nơi, cả bầu trời TP.HCM chìm trong màu trắng đục, tầm nhìn xa bị hạn chế, hiện tượng này kéo dài đến tận trưa vẫn chưa dứt.
Các chuyên gia cho biết việc bụi mờ, mù khô liên tục xuất hiện trong thời gian đầu năm 2022 một phần do các công trình xây dựng tại TP.HCM bước vào giai đoạn cao điểm, lượng phương tiện giao thông cũng đông đúc hơn. Hơn nữa, nồng độ bụi mịn trong không khí ở đang mức cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân khi chất lượng không khí kém.
Không khí tại TP.HCM đang ở mức ô nhiễm cao, tầm nhìn xa bị hạn chế bởi mù khô
Những người có sức khỏe nhạy cảm, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em hoặc những người có bệnh nền như huyết áp cao, tim mạch, hen suyễn, khớp, cần tránh ra đường khi nồng độ bụi cao vào các khung giờ cao điểm.
Hầu hết các tòa nhà cao tầng tại TP.HCM đều bị bao phủ bởi một lớp mù khô dày đặc, bầu trời luôn trong tình trạng trắng đục. Dưới đây là một số hình ảnh chúng tôi ghi nhận được đến 10h30 sáng 6/1.
Lượng xe cộ đông đúc cũng một phần gây ô nhiễm không khí
Từ góc cầu Bình Lợi và cầu Sài Gòn, tầm nhìn phía trước đều bị che lấp bởi lớp bụi mờ
Từ TP. Thủ Dức nhìn trên cao, không khí bị ô nhiễm nặng nề
Tại Cầu Thủ Thiêm, khu vực sông Sài Gòn đều xuất hiện tình trạng mù khô, bầu trời trắng đục
Mù khô đã xuất hiện và kéo dài trong nhiều ngày đầu năm 2022
Người dân di chuyển trên đường cần trang bị các vật dụng bảo vệ sức khỏe, nhất là trẻ em, phụ nữ
Bầu trời TP.HCM trắng đục nhìn từ TP. Thủ Đức ở trên cao