Hai trai tân cưới hai người đàn bà góa chồng hơn hàng chục tuổi về làm vợ bất chấp lời chế giễu của thiên hạ
Vì tình yêu, hai chàng trai tình nguyện cưới hai người phụ nữ đã nhiều tuổi, goá chồng về làm vợ khiến ai nấy ngỡ ngàng.
Ở Việt Nam, chuyện vợ hơn chồng hàng chục tuổi không còn quá xa lạ, bởi năm nào dư luận cũng được phen xôn xao cặp đôi “cô – cháu” này, “chị – em” kia nên duyên vợ chồng. Song ấn tượng nhất có lẽ phải kể đến hai cặp đôi vợ già – chồng trẻ dưới đây.
Chuyện tình lạ của người phụ nữ hơn chồng 25 tuổi từng gây xôn xao đất mỏ
Cách đây gần chục năm, người dân xã Đông Lâm (Hoành Bồ, Quảng Ninh) liên tục truyền tai nhau câu chuyện tình lạ kỳ của cặp đôi đũa lệch vợ già – chồng trẻ. Bởi chàng thanh niên hiền lành, chăm chỉ ngày nào lại bỏ nhà đến sống chung cùng người phụ nữ hơn mình đến… 25 tuổi.
Nhân vật chính trong chuyện tình đó là bà Bàn Thị Năm (SN 1955) và anh Triệu Đức Long (SN 1980). Bà Năm từng cho biết bà có một đời chồng tên Triệu Đức Hình, quê gốc Hoành Bồ. Ông Hình bị viêm phổi ốm nằm liệt giường cả năm trời, chạy chữa khắp nơi nhưng vô phương cứu chữa. Lúc đó, con trai bà thỉnh thoảng hay dẫn bạn về chơi, trong đó có Long.
“Nhà tôi thương vợ nên lúc sống đã dặn dò tôi khi nào ông ấy mất thì tìm một người chồng tốt về ở cùng còn đỡ đần lúc về nhà. Không hiểu sao duyên số đưa đẩy thế nào, chưa đầy một năm sau ông ra đi đã có người về nhà giúp đỡ tôi. Đó là Long, cùng xã với tôi.
Hồi ấy, Long mới có 21 tuổi, nhếch nhác, trên người chỉ có bộ quần áo rách và luôn đeo theo con dao chặt mà người đi rừng hay mang theo.
Chúng tôi qua lại một thời gian, cậu ấy bảo muốn ở lại đây chăm sóc và phụ giúp công việc cùng tôi. Biết cậu ấy hiểu và muốn chia sẻ, tôi lại ở một mình trong ngôi nhà bên sườn núi nên chẳng có gì phải chối từ cả”, bà Năm tâm sự.
“Hồi ấy, Long mới có 21 tuổi, nhếch nhác, trên người chỉ có bộ quần áo rách và luôn đeo theo c.on d.ao ch.ặt mà người đi rừng hay mang theo”, bà Năm nói.
Nghe thiên hạ bàn tán chuyện của con trai, ông Hậu – bố của Long đã nhiều lần đến khuyên ngăn và bắt về nhà. Gia đình cậu không ai chấp nhận con trai chung sống với người đàn bà còn già hơn cả bố mẹ cậu. Nhưng về nhà được một ngày, cậu lại bỏ sang nhà bà Năm ở. Thậm chí cậu còn bất chấp mưa to, sấm sét vượt rừng để đến với người phụ nữ góa bụa.
Trải qua bao lời chế giễu, cười cợt của người đời, bà Năm và chồng trẻ đã một cuộc sống khá tươm, kinh tế gia đình chủ yếu dựa vào ngô, sắn và trông keo. Thi thoảng Long lại đèo vợ đi chợ mua bánh kẹo, đường sữa, trứng gà, thịt lợn thịt gà về bán lẻ cho người dân trong bản. Đến vụ mua, cả hai lên nương gặt hái hoặc khi rảnh thì cùng nhau vào rừng nhặt củi khô về đun.
Lãnh đạo xã Đông Lâm cho biết, Long chuyển đển ở với bà Năm từ khi còn là trai tân, còn bà Năm chồng mất, ở một mình. Ban đầu người dân thấy lạ nên bàn tán xôn xao, chính quyền đã đến giải thích tư tưởng cho chàng trai nên nghĩ tới tương lai. Lãnh đạo khuyên nên về nhà làm kinh tế, lấy vợ sinh con nhưng cậu không chịu nghe.
Trai tân cưới người phụ nữ góa chồng làm vợ
Đó là anh Mí Sình (SN 1997) và chị Thị Vư (SN 1970) cùng sinh sống tại cao nguyên Mèo Vạc (Hà Giang). Chị Vư cho biết, 6 năm trước, cặp đôi qua Trung Quốc làm thuê rồi tình cờ quen nhau. Khi ấy người chồng đầu tiên của chị đã qua đời, một mình chị nuôi 4 con, trong đó con trai lớn hơn tuổi của Sình.
Ban đầu, Sình không hề có ấn tượng gì với người đàn bà góa chồng lại hơn anh đến 27 tuổi. Song anh luôn tôn trọng và gọi chị Vừ bằng phép xưng hô lịch sự nhất… cô. “Ngày đó, tôi hễ thấy Vừ làm việc gì nặng nhọc là lại gần giúp đỡ. Dần dần cả hai trở nên thân thiết và tâm sự với nhau nhiều hơn. Tôi bắt đầu có tình cảm với Vừ và trao trọn trái tim cho cô ấy từ lúc nào chẳng hay”, chàng trai người H’mông tâm sự.
Sình vốn sinh ra trong gia đình có 2 anh em, bố mất từ sớm. Sau đó mẹ anh đi bước nữa, bỏ mặc anh và em trai tự nương tựa lẫn nhau. Đó cũng là lý do khiến chị Vừ yêu thương và thông cảm với bạn trai rất nhiều.
Mí Sình và người vợ lớn tuổi Thị Vừ.
Khi nảy sinh tình cảm, chị Vừ và Mí Sình đã quyết định từ Trung Quốc về quê sinh sống. Họ quyết định làm một đám hỏi đơn giản và sống với nhau đến tận bây giờ.
Thời điểm lấy chị Vừ, Sình đã phải chịu rất nhiều lời bàn ra tán vào từ hàng xóm và bà con trong bản. Họ bảo anh còn trẻ, có sức khỏe lại rất khôi ngôi tuấn tú cớ sao lại lấy người đàn bà góa chồng. Song anh chỉ biết im lặng và tự động viên bản thân rằng mồ côi cha lại chẳng có tấc đất dựng nhà thì lấy ai cũng được, miễn là được họ yêu thương…
Chung sống được một thời gian ngắn, Sình lại khăn gói sang Trung Quốc làm ăn kiếm chút tiền dắt lưng phòng khi vợ ốm đau bệnh tật. Sau đó một năm anh về quê rồi quyết định xuống Hà Nội làm bốc vác.
Hiện tại, Sình đã quay trở lại Mèo Vạc và ở nhà phụ vợ làm rẫy. Sau đó họ đi đăng ký kết hôn, đang chờ chính quyền hoàn thiện mọi thủ tục.
Chung sống hòa hợp là vậy nhưng Sình vẫn có những trăn trở. Anh luôn đau đáu chuyện sinh một đứa con làm chỗ dựa khi về già. Nhưng chị Vư đã lớn tuổi, không thể sinh con được nữa.