Bí ẩn chuyện chó mèo, cây cối phải đeo khăn trắng khi chủ m.ất
Dân gian đúc kết quan niệm “chó mèo, cây cối phải đeo khăn trắng khi chủ m.ất” lưu truyền cho đến ngày nay vì 1 lý do ít người biết.
Thú cưng đội tang khi chủ nhân qua đời
Chó là loài vật nuôi tinh khôn và gần gũi với con người. Trên mạng xã hội, từng chia sẻ nhiều câu chuyện cảm động về những chú chó trung thành tuyệt đối với chủ. Đặc biệt, không ít người hiếu kỳ muốn biết lý do tại sao thú cưng lại đội tang khi chủ qua đời.
Anh N.C.L. (trú tại TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) chia sẻ, cô ruột của anh hồi còn sống có nuôi 1 chú chó tên là May. Khi người cô qua đời, May bỏ bữa và nằm dưới gầm hòm không rời nửa bước, chốc chốc lại r.ên ăng ẳng như muốn bày tỏ đau buồn. Thấy tội nên người nhà đã cho May đeo khăn tang trong suốt quá trình tổ chức tang lễ. Thậm chí, chú chó này còn tiễn đưa chủ ra đồng, quyến luyến không muốn rời xa.
Thời gian sau đó, người chồng đã thay vợ chăm sóc May. “Từ ngày cô Hai tôi m.ất, chú chó lúc nào cũng buồn bã, gặp người không sủa. Dù có cho nó để tang, nhưng dượng tôi nuôi được một thời gian sau thì May mắc bệnh không sống được nữa”, anh L. kể lại.
Đáng nói, đó không phải trường hợp duy nhất cho hiện tượng kỳ lạ này. Ông H. (ngụ TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau) cũng cho biết, bản thân ông từng tận mắt chứng kiến những cây xoài do người anh trồng. Trước ngày anh Năm của ông qua đời, cả nhà đã cột khăn tang cho cây nên chúng vẫn phát triển bình thường.
Trong khi, bố của ông nuôi một cún cưng và trồng mãng cầu. Khi bố ông ấy sang thế giới bên kia, cây cối rũ lá, còn chú chó thì nhiều ngày không ăn gì rồi đổ bệnh qua đời chỉ vì không cho chúng chịu tang. Hầu hết đến lúc đọc kinh tại đám tang nào đó, các thầy cúng thường hỏi gia đạo có chuẩn bị khăn tang riêng cho vật nuôi, cây cối trong nhà không. Hóa ra đó là có chủ đích cả, chứ không hề mê tín.
Liên quan tới vấn đề này, bà T. (sống tại huyện Đông Hải, Bạc Liêu) nói: “Bất kể ai lúc sinh thời có nuôi chú mèo hay trồng trọt thì lúc ra đi phải để chúng để tang. Nếu không chỉ vài ngày sau khi chủ qua đời, chúng cũng sẽ không qua khỏi. Đó là sự thật, tôi để ý nhiều chuyện như vậy diễn ra rồi, lạ lắm!”.
Để chúng vẫn sống tốt sau ngày chủ sang thế giới bên kia chỉ có cách xé khăn tang cột cho cây cối, vật nuôi, rồi van vái thì chúng.
Chó mèo không đội tang chủ sẽ “đi theo” không quá thời gian cúng tuần
Một người dân khác sống tại huyện Thới Bình, Cà Mau cho hay: “Trước đây tôi có nuôi 1 con chó rất khôn, tôi ăn gì là cho nó ăn đó, không bao giờ cho ăn x.ương. Những lúc công việc căng thẳng thì có nó bầu bạn, động viên tôi bằng những cử chỉ âu yếm rồi kêu ăng ẳng như muốn nói điều gì đó, ngoe nguẩy quẫy đuôi s.ủa. Nó rất tinh khôn và đồng điệu với con người, có nó mọi áp lực đều tan biến”.
Được biết, chú được coi như loài vật tâm linh, thuộc 1 trong số 12 con giáp của phong tục văn hóa ở vùng Á Đông. Nhiều quốc gia trên thế giới, chó còn được đặt tên cho các chòm sao như tiểu khuyển, đại khuyển,…
Còn theo quan niệm người Việt, chó đên đến nhiều may mắn và niềm vui cho gia chủ. Tại một số ngôi đền, miếu, tượng của chó được đặt trước cổng vào như biểu tượng tâm linh để trông nom nhà cửa.
Dân gian thường có câu nói, mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang. Đó là kinh nghiệm đã được cha ông ngày xưa đúc kết. Chính vì vậy, khi chủ qua đời, chó buồn khóc và “đi theo” chủ nếu người nhà không cho con vật này để tang. Đậy là chuyện kì bí chưa thể lý giải nhưng người dân không ít lần chứng kiến nhiều vụ như vậy.
Ông Huỳnh Minh Như (cán bộ văn hóa xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) bày tỏ quan điểm, việc cho cây trồng, chó mèo đội tang người chủ m.ất là văn hóa tín ngưỡng của dân gian.
Theo ông Như: “Nếu một gia đình nào đó có người mất đi thì những cái cây của người đó trồng, người thân họ thường hay cột một mảnh khăn tang để tưởng nhớ người quá cố. Đó giống như kinh nghiệm được đúc kết thôi. Chẳng hạn, ba tôi có trồng 1 cây sapo rất lớn, nhưng khi ba m.ất gia đình không cột khăn tang cho cây nên không lâu sau cây này cũng ‘đi" theo”.
Một thầy tụng ở Cà Mau cũng có nhận định tương tự, việc cho thú cưng đội tang như một yếu tố tâm linh của con người, đã trở thành phong tục. Thậm chí, nếu gia đạo sơ ý không làm theo thì cây cối, vật nuôi sẽ đi theo chủ không quá thời gian cúng tuần.
Hiện bí ẩn về hiện tượng trên vẫn chưa có lời giải. Song rất nhiều ví dụ cho thấy sự việc diễn ra ở rất nhiều nơi và được dân gian đúc kết thành bài học, lưu truyền cho đến ngày nay./.
Bảo Thoa