Chất gây UT loại 1 có trong 4 loại thực phẩm "vừa lạ, vừa quen
UT là căn bệnh có thể âm thầm phát triển từ bên trong cơ thể mà không có tín hiệu nào báo trước.
Ngay từ năm 1993, Viện nghiên cứu ung thư của WHO đã xếp aflatoxin vào nhóm chất gây ung thư loại 1. Đây là một chất có độc tính cao, dễ gây hại trực tiếp đến cơ quan gan và thậm chí còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan nghiêm trọng.
Aflatoxin thường được tìm thấy trong rất nhiều loại thực phẩm quen thuộc, nhất là những thứ đã bị lên men, ẩm mốc. Chỉ cần 0,36mg aflatoxin đi vào cơ thể đã có thể gây ra trường hợp buồn nôn, nôn, chướng bụng, đau vùng gan, phù nề, hôn mê, co giật và tử vong.
Theo WHO, có 4 loại thực phẩm cần vứt bỏ ngay nếu không muốn rước aflatoxin vào cơ thể mà bạn cần nhớ kỹ.
1. Hạt hướng dương đắng
Hạt hướng dương là món ăn vặt được nhiều người nhâm nhi mỗi khi tán gẫu. Nhưng nếu bạn ăn phải hạt hướng dương có vị đắng thì tốt nhất nên dừng ăn ngay.
Trên thực tế, những hạt hướng dương có vị đắng vậy đã được lai tạo với độc tố aflatoxin. Vị đắng của chúng xuất phát từ nấm Aspergillus flavus. Nếu lỡ ăn phải thì nên nhổ ra và súc miệng bằng nước sạch ngay. Cũng từ đây, bạn nên dùng tay bóc hạt hướng dương chứ không nên dùng răng tách hạt sẽ làm độc tố từ vỏ hạt xâm nhập vào khoang miệng nhanh hơn.
2. Đậu phộng mốc
Đậu phộng cũng là một món ăn vặt và thậm chí nó còn được xuất hiện thường xuyên trên bàn nhậu. Tuy nhiên, khi ăn đậu phộng, bạn cần chú ý phần bề mặt của đậu phộng có hiện tượng mốc, hỏng hay không. Do đậu phộng rất giàu đạm, chất béo và cacbohydrat nên sẽ là môi trường lý tưởng cho độc tố aflatoxin phát triển.
Đặc biệt, nếu đậu phộng bảo quản trong môi trường có nhiệt độ ẩm thì lại càng dễ nhiễm nấm Aspergillus flavus, từ đó làm aflatoxin xuất hiện.
3. Nấm ngâm lâu
Giá trị dinh dưỡng của nấm khá phong phú, vị lại giòn thơm nên càng được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, nhiều người không để ý đến thời gian ngâm nấm. Việc ngâm nấm quá 8 giờ đồng hồ có thể làm nấm bị biến chất, sản sinh vi khuẩn gây hại.
Đáng lo hơn, khi ăn phải nấm ngâm lâu ngày, vi khuẩn và vi sinh vật sẽ càng có cơ hội gây hại cho cơ thể, dẫn đến suy nội tạng và xuất hiện triệu chứng ngộ độc thực phẩm. Vậy nên, thời gian ngâm nấm đừng quá 4 tiếng đồng hồ và nên vứt ngay nếu có mùi lạ bạn nhé!
4. Dầu tự ép
Nhiều xưởng kinh doanh dầu tự chiết, xuất khẩu nhỏ lẻ với khẩu hiệu “không chất phụ gia, tinh khiết tự nhiên” để thu hút khách hàng mua về dùng. Thế nhưng, khi kiểm tra thì lại thấy nồng độ axit, độ oxy hóa và các chỉ tiêu lý hóa khác trong dầu tự ép đều vượt mốc tiêu chuẩn rất nhiều.
Đừng vì tiết kiệm mà mua phải loại dầu kém chất lượng này về cho gia đình mình ăn bạn nhé!
Nguồn: Sohu