Chồng vừa trở thành người m,ù, vợ liền bỏ theo nhân tình và điều ước khiến tất cả x.ót xa

Vụ tai nạn không chỉ khiến anh Phương mất khả năng nhìn nhận mà còn làm gia đình anh tan nát. Anh bảo sau khi anh gặp sự cố, người vợ đầu ấp tay gối bao năm đã dứt nghĩa bỏ anh và các con để đi theo người đàn ông khác.

Vừa tai nạn, vợ đã khăn gói quần áo bỏ nhà theo nhân tình

Năm 2010, anh Đình Phương (SN 1977, quê Bình Định) không may gặp tai nạn giao thông phải nằm viện điều trị gần 2 tháng trời. Và hậu quả anh phải chịu đựng chính là hỏng hoàn toàn mắt trái, không thể nhìn thấy gì; còn mắt phải chỉ nhìn được 50% so với trước kia.

Anh tâm sự: “Từ một người khỏe mạnh bỗng trở thành kẻ mù dở khiến tôi sốc lắm. Mắt kém, tôi đi lại cũng khó khăn hơn, đi đâu cũng phải lần mò đường, chứ không dám vội vàng như trước. Tôi nhớ hồi ấy bác sĩ tư vấn nếu được thay giác mạc sớm mắt sẽ phục hồi. Tôi như kẻ chết đuối vớ được cọc, liền hỏi bác sĩ làm như thế nào để được thay giác mạc. Họ bảo để thay sẽ mất chừng 30 triệu đồng (số tiền không hề nhỏ so với thời điểm đó – PV), tôi đành ngậm ngùi ra về”.

Vụ tai nạn không chỉ khiến anh Phương mất khả năng nhìn nhận mà còn làm gia đình anh tan nát. Anh bảo sau khi anh gặp sự cố, người vợ đầu ấp tay gối bao năm đã dứt nghĩa bỏ anh và các con để đi theo người đàn ông khác. Lúc này anh đã không chịu nổi cú sốc vợ ngoại tình, nghĩ ngay đến cái chết để cuộc đời dễ thở hơn. Song nhìn đàn con thơ nheo nhóc, anh không đành lòng. Anh sợ con anh vừa mồ côi cha lại không có mẹ, vì thế đành gánh gượng vượt qua nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần đứng dậy chăm nom gia đình, vừa làm cha vừa làm mẹ của các con.

Từ một người khỏe mạnh bỗng trở thành kẻ mù dở khiến anh Phương vô cùng sốc.

“Tôi và cô ấy có hai đứa con nhưng cả hai đều không khỏe mạnh từ nhỏ. Con trai lớn năm nay đã ngoài 20 tuổi, hiện theo học tại một trường cao đẳng ở thành phố Thủ Đức (TP.HCM). Cháu bị tật ở tay, lên lớp 9 mới có thể cầm bút viết được, còn trước viết bằng chân. Thằng bé rất hiểu chuyện và ngoan ngoãn, chăm học lắm.

Bé thứ hai năm nay 16 – cái tuổi đẹp nhất của thiếu nữ. Vậy mà nó bị câm điếc bẩm sinh, giờ mới học lớp 6 tại một trường dành cho người câm điếc ở Đồng Nai. Tôi thương các con vô cùng, luôn muốn chúng được bù đắp nỗi đau đớn không có mẹ”, người đàn ông bất hạnh bật khóc.

Ước mong có đôi mắt sáng để lo cho tương lai của hai con

Sau khi nói cho chúng tôi về hoàn cảnh của các con, anh Phương bỗng trầm ngâm một hồi lâu. Anh hướng ánh mắt mờ mờ ảo ảo của mình nhìn về phía xa xăm như bày tỏ khát khao được thấy ánh sáng trở lại. “Tôi quê ở ngoài kia, vào Đồng Nai mưu sinh kiếm sống bằng nghề phụ hồ. Nhóm làm của tôi toàn được thân trong nhà nên tôi mới được nhận. Ở chỗ khác, có lẽ tôi bị từ chối rồi bởi làm gì có ai nhận kẻ mù dở, sức khỏe yếu cơ chứ”, anh Phương rưng rưng.

Với công việc phụ hồ, anh Phương nhận được số tiền chẳng là bao. Tuy nhiên với anh cứ có tiền là được, được đồng nào là anh tích cóp, tằn tiện nuôi các con ăn học. Anh kể vợ cũ thi thoảng có về thăm, xin đón các con đi chơi vài ngày chứ tuyệt nhiên không chu cấp hay phụ anh tiền nuôi con. Tất cả mọi chi phí từ ăn học, sinh hoạt của con đều một tay người đàn ông mù lòa lo liệu.

Khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh mẽ, công việc của anh Phương bỗng khó khăn hơn. Mọi người bị kẹt lại ở công trình xây dựng, không thể làm việc… Điều đó đồng nghĩa với chuyện anh không có thu nhập, cố bấu víu – ăn ở tại công trình chờ ngày dịch ổn sẽ được quay trở lại làm việc kiếm tiền.

Khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh mẽ, công việc của anh Phương bỗng khó khăn hơn.

“Nói là ăn ở ngoài đó cho sang chứ thực chất tôi và anh em họ hàng lấy miếng ván cũ ghép thành giường, còn ăn cơm trắng với rau luộc thôi. Nhiều người than như thế khổ, còn với tôi đã quá đỗi hạnh phúc vì không phải chịu đói khát. Song điều tôi lo lắng hơn cả chính là hai đứa con thơ dại. Tôi không thể về thăm và chăm sóc, không biết chúng vượt qua đại dịch như thế nào?”, anh Phương tâm sự.

May mắn, trong lúc khó khăn nhất, gia đình và họ hàng đã không bỏ rơi 3 cha con anh giống như người phụ nữ kia. Mọi người đã dang tay cưu mang 2 đứa trẻ để chúng vẫn được đến trường, có cơm ăn áo mặc đủ đầy. Anh xúc động: “Tiền học phí và ăn uống của bé út mỗi tháng hết gần 3 triệu đồng. Còn thằng cả đúng đợt dịch nhập học nên phải đóng những 5 triệu đồng. Tổng cộng tôi phải lo đến gần 8 triệu, trong khi đang thất nghiệp. Nhờ có người thân mà tôi không phải giật gấu vá vai nhiều như trước”.

Khi xã hội bình thường mới, cuộc sống của cha con anh Phương đã dần dần ổn định hơn. Anh tiếp tục được đến công trường làm việc, các con vui vẻ đi học. Thời điểm ấy, một số mạnh thường quân biết hoàn cảnh của anh đã đến giúp đỡ để cuộc sống của 3 cha con phần nào bớt nhọc nhằn. Anh phấn khởi tiết lộ số tiền ấy sẽ dành để mua cho con gái chiếc máy trợ thính – niềm mơ ước của anh suốt bao năm qua chưa thể thực hiện.

Nhắc đến ca phẫu thuật thay giác mác, anh Phương cười: “Tôi đã quen với việc nhìn đời bằng ¼ con mắt rồi. Giờ có tiền chỉ mong hai đứa trẻ bớt thiệt thòi cực khổ. Còn chuyện thay giác mạc, nếu trời thương tôi nghĩ sẽ được người ta giúp đỡ sớm thôi. Khi ấy, tôi sẽ chăm chỉ làm lụng để lũ nhỏ có cuộc sống đủ đầy hơn vì xưa nay các cụ vẫn nói “giàu hai con mắt, khó hai bàn tay” mà”.