F0 ở nhà khỏi bệnh bao lâu thì nên đi khám: BS chỉ thời điểm thích hợp nhất để ngăn biến chứng
Theo các bác sĩ, có 3 trường hợp nên đi khám hậu Covid-19. Người dân cần theo dõi sức khỏe sau khi khỏi bệnh và nên đi khám khi có các dấu hiệu bất thường.
F0 âm tính có cần đi khám hậu Covid-19?
Hiện nay, nhiều người sau khi khỏi Covid-19 vẫn gặp một số triệu chứng như ho, đau rát họng, mất ngủ, khó thở… Một số bệnh nhân không biết nên “mặc kệ” các triệu chứng đó rồi nó sẽ tự hết hay cần phải đi khám hậu Covid-19? Nếu đi khám thì nên đi vào thời điểm nào?
Nói về thắc mắc này của nhiều bệnh nhân, Ths.BS Đinh Thế Tiến, phụ trách phòng khám hậu Covid-19 Bệnh viện đa khoa Đức Giang chia sẻ trên Infonet, trong những ngày gần đây, số bệnh nhân đến khám hậu Covid-19 ở bệnh viện gia tăng. Trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 100 bệnh nhân đến khám về vấn đề này.
Theo bác sĩ, các F0 khỏi bệnh mà không có các triệu chứng bất thường, không có bệnh lý nền, đã tiêm đủ vắc xin thì không cần phải đi khám hậu Covid-19.
Tuy nhiên, có những trường hợp sau khi khỏi Covid-19, đi khám sức khỏe lại phát hiện nhiễm trùng huyết khối dù trước đó không có dấu hiệu đau đớn hay khó chịu.
Giải thích về trường hợp này, bác sĩ Tiến cho rằng đây là một ca hiếm bởi trên thực tế biến cố huyết khôi hay gặp trên nhóm bệnh nhân mắc Covid-19 phải thở oxy/thở máy, có bệnh nền liên quan đến huyết khối từ trước (như nhồi máu nào, huyết khối mạch chi xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim) hoặc bệnh nhân có rối loạn đông máu.
Bác sĩ Tiến đưa ra lời khuyên rằng người dân không nên quá lo lắng để bị ám ảnh bởi hậu Covid-19. Số lượng người có biến chứng hoặc di chứng hậu Covid-19 không quá nhiều. Thực tiễn tại Bệnh viện Đức Giang cho thấy, bệnh nhân bị hậu Covid-19 chủ yếu là viêm đường hô hấp trên, ho, hoặc lo lắng stress. Các trường hợp bị hụt hơi, mệt mỏi sau Covid-19 sẽ dần hồi phục.
Thời điểm nên đi khám hậu Covid-19
Bác sĩ Tiến cho biết nếu bệnh nhân khỏe mạnh, không có triệu chứng sau khi khỏi bệnh nhưng cẩn thận thì sau 4 tuần có thể đi kiểm tra sức khỏe ở các hạng mục sau: Chụp phim phổi, khám tai mũi họng, kiểm tra chức năng gan, chức năng thận, các xét nghiệm bilan phản ứng viêm, và chức năng đông máu, huyết khối… Tùy vào tình trạng của người bệnh, bệnh lý nền và diễn biến trong khi mắc Covid-19, các bác sĩ sẽ đưa ra quyết định cần khảo sát những gì. Đơn giản nhất thì chỉ cần nghe phổi, xem họng hoặc nội soi tai mũi họng.
BS Tiến chia sẻ thêm, không phải F0 âm tính nào đến viện cũng phải xét nghiệm, chụp chiếu mà các bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng làm sàng hiện tại, tuổi tác, bệnh lý nền và tiến trình điều trị khi dương tính để đưa ra các hình thức phù hợp. Chẳng hạn như đối nhiều trẻ từng là F0 nhưng không cần chụp chiếu, lấy mẫu xét nghiệm vì các bé chỉ mắc ở mức độ nhẹ, thời gian bị bệnh ngắn, khám lâm sàng không có đấu hiệu bất thường như khó thở, ho, năng lượng hoạt động của các bé vẫn tốt. Sau khi cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, bác sĩ cho rằng không cần thiết phải lấy mẫu xét nghiệm hay chụp chiếu. Bác sĩ sẽ dặn phụ huynh theo dõi tình hình sức khỏe của con. Nếu trẻ có triệu chứng bất thường thì mới cần tái khám và các xét nghiệm liên quan.
Sau khi mắc Covid-19, để sức khỏe hồi phục nhanh, bác sĩ cho biết người bệnh cần phải giữ tinh thần lạc quan, ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý, không nên quá hốt hoảng. Trong giai đoạn cơ thể đang hồi phục, nên chia nhỏ công việc, chia nhỏ các bài tập hoặc hoạt động hàng ngày, làm mọi thứ có nhịp độ và nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh (cố vấn Khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1) cho biết nhóm cần đi khám hậu Covid-19 sớm bao gồm:
– Người mắc bệnh nặng từng phải điều trị trong phòng hồi sức, người có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 nhưng phải chuyển sang khu phục hồi chức năng điều trị tiếp. BS cho biết hầu hết họ đều sẽ bị di chứng hậu nhiễm. Chẳng hạn như bệnh nhân thở máy nhiều, nằm lâu quá sẽ bị teo cơ, thậm chí phụ thuộc máy thời gian dài khiến phổi bị xơ.
– F0 đã âm tính, đang vận động mà bị ngộp thở, tức ngực, khó thở, vận động kém đi cũng cần đi khám. Nếu phát hiện ra bệnh khác không liên quan đến Covid-19 như hen, suyễn… người bệnh phải điều trị theo phác đồ.
– Người bệnh có dấu hiệu rối loạn tâm thần như hoảng loạn, bế tắc. Tuy nhiên, theo bác sĩ có nhiều trường hợp không phải di chứng hậu Covid-19 mà do đọc quá nhiều thông tin tiêu cực dẫn đến căng thẳng, nhạy cảm quá mức.
Bác sĩ Khanh đưa ra lời khuyên: “Chỉ đi khám khi có các triệu chứng dai dẳng vài tuần, vài tháng”,