Hà Nội: Chủ tịch quận đề nghị hàng ăn bán mang về, quán karaoke thì không bán kèm hàng ăn

Sáng 9/12, tại kỳ họp HĐND TP. Hà Nội, ông Bùi Tuấn Anh, Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy, cho biết, từ năm 2016 quận đã nỗ lực để giảm số lượng quán karaoke từ năm 2016 đến nay. Việc chế tài xử phạt dù cao đối với những quán karaoke mở chui, hàng quán mở cửa sau 21h nhưng vẫn chưa đủ sức răn đe.

Quận Cầu Giấy đang áp dụng các biện pháp như thường xuyên kiểm tra thực tế; nhờ nhân dân phản ánh và báo chí cung cấp thông tin.

Theo ông Tuấn Anh, trước đó quận có 74 cơ sở kinh doanh karaoke, hiện nay còn 60 (trong đó, số lượng được cấp phép là 55, 1 trường hợp đang dừng, 4 trường hợp chưa cấp phép lại).

Ông Bùi Tuấn Anh, Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy

Người đứng đầu quận Cầu Giấy cho rằng, hoạt động karaoke rất phức tạp, bởi chủ yếu hoạt động về đêm, điều này khiến các lực lượng chức năng rất vất vả để xử lý.

Ông Tuấn Anh giải thích, thứ nhất điều kiện cấp phép karaoke là quá dễ. Thứ hai, dù chế tài xử phạt cao nhưng vẫn chưa đủ sức răn đe.

Thứ ba, quận nhận thấy không nên cho phép mở cửa hàng ăn uống cùng karaoke. “Người dân vào ăn thì được phép nhưng họ vào hát không xử lý được vì không có camera ghi hình, sờ máy thì nóng nhưng không có căn cứ xử lý”.

Về hoạt động cửa hàng ăn uống, từ đầu năm đến nay, quận đã xử lý 3.204 trường hợp, tiền phạt 7,4 tỷ đồng. Quận sẽ quyết tâm xử lý bằng được để nâng cao công tác phòng chống dịch bệnh.

Trước thực trạng đó, Chủ tịch quận Cầu Giấy cho biết đã đề xuất nếu kiểm tra 2 lần mà vi phạm thì rút giấy phép.

Đồng thời, ông Tuấn Anh nêu kiến nghị: “Đề nghị hàng ăn bán mang về và karaoke thì không kèm hàng ăn, quy định rõ ràng. Tăng cường lực lượng giám sát, trong dịch bệnh này nên dừng, không cho hoạt động karaoke vì quá phức tạp, ảnh hưởng rất vất vả cho lực lượng”, Chủ tịch quận Cầu Giấy cũng kiến nghị mức phạt cần phải tăng để đủ sức răn đe.

Số ca mắc sẽ tiếp tục tăng cao có thể dự báo 1.000 ca mắc mỗi ngày trong thời gian sắp tới

Sáng cùng ngày, Kỳ họp thứ 3 HĐND TP Hà Nội khóa XVI tiến hành nội dung chất vấn và trả lời chất vấn đối với 2 nhóm vấn đề, gồm: Công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và việc triển khai các biện pháp tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố; thúc đẩy thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố.

Trả lời chất vấn của HĐND thành phố, Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cho biết, trong giai đoạn vừa qua, tình hình dịch bệnh rất phức tạp và thời gian gần đây, số ca mắc trên địa bàn thành phố tăng cao (từ ngày 11/10 đến hiện tại).

  • Ca mắc mới COVID-19 tăng mỗi ngày, Hà Nội lại giăng dây khắp lối sau gần 2 tháng “bình thường mới”

Sở Y tế thấy rằng, số ca mắc sẽ tiếp tục tăng cao có thể dự báo 1.000 ca mắc mỗi ngày trong thời gian sắp tới. Bên cạnh đó, nguy cơ bùng phát dịch rất cao ở 30/30 quận huyện và có thể xuất hiện biến chủng Omicron. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm vaccine 2 mũi của thành phố là trên 95% nên dù số ca mắc tăng cao nhưng tất cả đều chỉ có triệu chứng nhẹ.

“Dù số ca mắc mới tăng cao nhưng do thành phố đã đạt tỷ lệ tiêm vaccine phòng Covid -19 cao (trên 95% người từ 18 tuổi trở lên tiêm đủ liều) nên hầu hết ca bệnh nhẹ và không có triệu chứng (khoảng 92%), có thể điều trị tại nhà hoặc trạm y tế lưu động.

Số F0 đang điều trị trên địa bàn Hà Nội là 6.722 người, số tử vong thời gian qua 52 (từ ngày 27/4 đến nay). “Tỷ lệ bệnh nhân nặng của thành phố khoảng 1,2%, tỷ lệ tử vong 0,34%”, bà Hà nói.

Vụ bé trai tử vong do bị hút vào ống tuần hoàn bể bơi chung cư: Chuyên gia chỉ ra “điểm chết người”, phụ huynh chỉ cho con em xuống bơi khi đủ các điều kiện này