Nam sinh đi tiểu ra dịch đục, nghi ngờ bạn gái và sự thật không ngờ
Tự nhiên thấy ngứa ngáy, thi thoảng thấy chảy dịch đục từ đường tiểu, nam sinh ‘nổi khùng" nghi ngờ bạn gái ‘lăng nhăng" làm lây bệnh.
BS nam khoa Nguyễn Cao Thắng (Khoa Nam học và Y học giới tính, BV ĐH Y Hà Nội) cho biết, mới tiếp nhận một cặp đôi đưa nhau đến khám vì nghi ngờ mắc bệnh xã hội.
“Hai bạn ấy đang là sinh viên năm thứ 3 đại học. Yêu nhau cũng lâu nên cả hai đã dọn về ở chung với nhau. Đôi bạn đưa nhau đi khám trong tình trạng rất căng thẳng..
Nguyên nhân là 2 tuần trước khi đi viện, bạn trai tự nhiên thấy ngứa ngáy nhiều trong đường tiểu. Đáng ngại hơn, thi thoảng nam sinh này thấy chảy ra ít dịch đục từ đường tiểu”, BS Thắng cho biết.
Sau khi thấy biểu hiện “lạ” bệnh nhân đã tìm kiếm thông tin trên mạng thì thấy các triệu chứng của mình giống với mắc bệnh xã hội. Nam sinh liền nghi ngờ “người yêu mình lăng nhăng bên ngoài” do đó “rất căng thẳng với người yêu”.
Sau khi thăm khám, BS Nguyễn Cao Thắng đã chỉ định cho nam thanh niên này xét nghiệm PCR định danh vi khuẩn gây bệnh. Thật bất ngờ, thủ phạm gây nên tình trạng bệnh đã được xác định, đó là vi khuẩn Ureplasma Parvum.
“Khi chúng tôi giải thích về nguồn gốc của vi khuẩn này cho nam sinh viên, cậu nhận ra mình hiểu lầm người yêu, và đã rất hối hận vì nghi ngờ người yêu của mình”, BS Cao Thắng thông tin.
Ureaplasma parvum là một loài Ureaplasma, một chi vi khuẩn thuộc họ Mycoplasmataceae. BS Cao Thắng cho biết, đây là một trong những vi khuẩn vô tính nhỏ nhất từng được phát hiện. Bình thường, nó được biết đến như là 1 vi khuẩn sống cộng sinh vô hại trong âm đạo của phụ nữ và không có ở nam giới, và hoàn toàn có thể lây truyền sang nam giới qua quan hệ tình dục không an toàn.
“Nếu có tình trạng loạn khuẩn Ureplasma Parvum trong âm đạo của phụ nữ hoặc niệu đạo nam giới, nó có thể gây bệnh ở lớp niêm mạc đường tiết niệu sinh dục, gây nên tình trạng viêm âm đạo, viêm niệu đạo cấp không do lậu”, BS Cao Thắng nhấn mạnh.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra răng floại ureaplasmas này đóng góp vào sự trầm trọng của bệnh viêm cổ tử cung, bộ phận sinh dục và bàng quang, đặc biệt là sự phát triển của viêm bàng quang, viêm âm đạo và viêm cổ tử cung ở phụ nữ.
Trong khi đó, ureaplasma parvum ở nam giới gây nên quá trình bệnh lý của niệu đạo, trong đó có viêm mào tinh hoàn, viêm niệu đạo, viêm khớp và viêm tuyến tiền liệt. Tuy nhiên khả năng này hiếm hơn nhiều so với phụ nữ.
Đáng lưu ý, ureaplasma parvum có các triệu chứng khác nhau, nhưng có cần lưu ý rằng thời gian ủ bệnh của quá trình bệnh lý kéo dài lên đến một tháng. Sau đó, các sinh vật bị nhiễm bệnh bắt đầu “hiển thị” các đặc tính của bệnh lý.
Cần lưu ý rằng thường các triệu chứng ureaplasmosis đang mập mờ, do đó, một người bệnh không thể chỉ chú ý đến chúng. tiến triển đặc biệt là không có triệu chứng của bệnh xảy ra ở phụ nữ, có thể sống trong nhiều năm và không biết về nếu họ có bệnh khó chịu này.
“Như vậy nam sinh viên ở trên hoàn toàn có thể lây Ureplasma Parvum từ người yêu, và việc nghi ngờ người yêu của mình không chung thủy là không có cơ sở”, BS Cao Thắng nhấn mạnh.
Qua trường hợp cặp đôi này, vị bác sĩ chuyên khoa nam học thông tin, các nguyên nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục thật phong phú, đừng vội vàng đưa ra bất kì nhận định hay cách điều trị gì khi chưa có bằng chứng cụ thể.
Thay vào đó, khi có dấu hiệu bất thường các cặp đôi cần bình tĩnh, cùng nhau đi khám tại bệnh viện có chuyên khoa để được khám và tư vấn kịp thời.
Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của Viện Da liễu Trung ương, có hơn 300.000 ca mắc mới các bệnh lây truyền tình dục trong năm 2015, tuy nhiên con số thực tế có thể lên tới 1-2 triệu ca mỗi năm.
Các nguyên nhân phổ biến bao gồm: Chlamydia, Lậu, Giang mai, HPV, HSV… Bệnh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không điều trị thích hợp, để tình trạng viêm nhiễm kéo dài như viêm tiểu khung (PID – Pelvic Inflamatory Disease), nguy cơ chửa ngoài tử cung, vô sinh.