Nghe mẹ chồng thầm thì hậu mâm cơm Tết, nàng dâu liền buông 1 câu

“Sự thực đây không phải là lần đầu tiên mình nghe thấy mẹ chồng thì thầm như vậy. Mình cũng nín nhịn đã lâu…”, Xuân kể.

Nói xấu mẹ chồng là chuyện dường như rất thiếu văn minh ở thế kỷ này, người ta bảo nàng dâu cứ đối xử tốt với mẹ chồng trước đi đã nào. Nhưng mà chuyện thật của Hoàng Xuân (Thanh Hóa) kể ra đây thì nhiều nàng dâu cũng thấy mình trong đó.

Lời thì thầm sau cánh cửa khép hờ

Xuân kể nếu không nghe được câu mẹ chồng đang thì thào sau cánh cửa khép hờ hôm ấy, có lẽ cô sẽ vẫn lấy chữ “nhịn” làm đầu.

“Cứ Tết thì nghiễm nhiên là cả nhà mình về quê chồng ăn Tết. Mà nhà chồng thì đã thành lệ lúc nào ngày lễ cháu con về đông đủ cũng tụ tập đủ bấy nhiêu ngày, ăn uống quần quật từ bữa sáng đến bữa tối. Cô em chồng ở cách nhà đẻ khoảng 5km, do nhà chồng ở xa nên thường lấy cớ con nhỏ nên sang khi cơm nước đã được dọn sẵn tinh tươm. Một mình tự nấu nướng dọn dẹp đã nhọc nhưng thôi cũng có bấy nhiêu ngày cố 1 chút vậy, mình nghĩ thế.

Ảnh minh họa

Cô em chồng sau bữa cơm thường lấy cớ cho con ăn và bữa cho con ăn thì kéo dài vô cùng. Thế là mình cũng cam chịu nốt mà dọn mà dẹp, lấy cớ gì khi cô ấy có cái bình phong to tướng là con nhỏ.

Thế nhưng đến hôm qua, vào bữa cơm chiều, lúc mình đang ăn vô tình đứng lên thấy tiếng mẹ chồng đang thì thầm với con gái trong phòng: ‘Tí nữa cứ bảo bên nhà có việc rồi về trước để nó rửa bát". Tiếng cô em chồng cũng không vừa: ‘Vâng, con dại gì'”.

Hóa ra xưa nay cô em chồng được thể “không biết điều” như thế là do được mẹ chồng Xuân hậu thuẫn. Trăm bữa như một Xuân đã nghĩ thôi thì “1 điều nhín là 9 điều lành”, cũng không nặng nhọc gì mấy bữa ăn ngày Tết. Chồng Xuân thì nhu nhược dĩ hòa vi quý, nghĩ vợ bận thêm chút cũng chẳng sao, dù gì lâu lâu cũng mới về. Nhưng hóa ra Xuân càng nghĩ như thế họ sẽ càng lấn tới. Đặc biệt nếu chỉ là chuyện của cô em chồng vô tâm là 1 chuyện, nhưng còn là chuyện của gia đình chồng coi nàng dâu như osin lại là chuyện khác. Vì thế Xuân đã vùng lên…

Ngày Tết mọi người bảo tránh đổ vỡ, nhưng thà đổ vỡ mà… ra vấn đề

Xuân kể tình huống tiếp theo cô đã “không nhịn” nữa như thế nào:

“Lúc mọi người ăn xong, chồng mình cũng chẳng bê mâm cơm vì trước đây vẫn bảo mình là: “Anh làm không vấn đề nhưng mẹ không thích. Em chịu khó 1 chút, về nhà anh làm gì cũng được” nên mình cũng nghĩ thôi thì… Hôm đó, lúc bê mâm cơm mình cố tình buông rơi mâm cơm cho vỡ tan hết tất cả rồi bảo: “Ôi con nhỡ tay”.

Mình chỉ nói đúng 1 câu, mẹ chồng thì nhìn thấy cả mâm bát vỡ tan tái hết cả mặt vì tiếc nhưng cũng không dám nói gì. Nàng dâu nhỡ tay chẳng lẽ lại to tiếng. Mình bảo chồng và cô em chồng: “Anh và cô dọn giúp em, tay em bị chảy m.á.u rồi”. Mình đã bôi chút thuốc đỏ vào tay trước đó.

Rồi mình ung dung vào phòng để cho nhà họ dọn dẹp. Nếu đã không coi mình là con, từ giờ mình cũng quyết sẽ đứng ngoài cuộc. Mâm cơm hôm ấy là 1 hành động “lành làm gáo vỡ làm muôi”. 1 điều nhịn là 9 điều nhục thì có, từ giờ mình quyết sẽ không giữ nữa. Mình có thể giữ gìn 1 gia đình đáng giá, chứ 1 ông chồng nhu nhược, 1 bà mẹ chồng không biết điều thì thôi, cùng lắm sẽ để cho họ chăm sóc nhau. Mình cũng lạc lõng trong căn nhà ấy rồi.

Mình vào phòng thu dọn đồ đạc, rồi mình sẽ nói với chồng là mình có việc cần lên trước, rằng mâm cơm ấy là do mình cố tình đ.á.n.h v.ỡ đó. Nếu anh ta không thay đổi thì chồng mình cũng chẳng thiết nữa. Ngày Tết mọi người bảo tránh đổ vỡ, nhưng mình thà đổ vỡ để ra vấn đề. Đúng hay sai mình sẽ tự chịu”.

Sau đó Xuân “bế mạc” Tết và về Hà Nội sớm hơn dự tính. Chồng cô đã nhận sai và hứa sẽ điều chỉnh cả gia đình để vợ không bị bắt nạt nữa.

Nhẫn nhịn hạ “cái tôi” xuống cũng tốt, nhưng cái nhịn ấy phải xứng đáng

“Mình phải dọa: “Anh muốn con gái anh sau này cũng thành 1 bà vợ bị đàn áp thế hay làm 1 bà cô lươn lẹo hoặc 1 bà mẹ chồng thiếu công tâm thế thì anh nói 1 tiếng”. Lúc đó chồng mình mới hiểu ra dù trước đó còn cự cãi. Anh ta cũng sợ con mình sau này cũng phải chịu cảnh như mẹ nó thì chắc thương lắm nên mới quyết đứng về phía phe mình”, Xuân nói.

Cuộc sống hôn nhân ở ta đúng là không chỉ là chuyện vợ chồng mà còn là chuyện mối quan hệ với gia đình 2 bên nữa. Nhịn 1 chút cũng đúng nhưng Xuân cho rằng nhịn chuyện gì phải cho đáng, còn cái gì phải đấu tranh là phải đấu tranh. Bởi đây không phải là chuyện của riêng ai, nếu Xuân cam chịu, đời con cô sau này cũng cam chịu nên Xuân nhất quyết làm người phất cờ.

Ảnh minh họa

Những ông chồng luôn miệng “Mẹ tôi chỉ có 1” và bỏ lửng vế sau kiểu “Vợ tôi có thể lấy được vài cô” có lẽ cũng đến lúc cần hiểu: “Phụ nữ chồng cần thì rất cần nhưng sống 1 mình vẫn tốt và chồng họ cũng đổi được”. Đừng nghĩ rằng phụ nữ sẽ phải ngồi im đó để “vì con” mà chẳng ai dám hất tung mâm bát vùng lên như Xuân nữa nhé./.