Người đàn ông đến phá đám hôn lễ của người yêu cũ, mẹ chú rể nói 1 câu
Mới đây, đoạn clip quay cảnh người đàn ông đến p.h.á đám hôn lễ của người yêu cũ được dân mạng bàn tán xôn xao.
Chỉ mới hơn 5 giờ sáng, một hôn lễ diễn ra trong tưng bừng ở Trung Quốc, cô dâu “xuất giá” chính thức lên xe cùng chồng về dinh. Tuy nhiên, mọi việc đều không suôn sẻ bởi sự xuất hiện của một người đàn ông được cho là bạn trai cũ của cô dâu.
Được biết, cô dâu và bạn trai cũ đã có cuộc tình hơn 3 năm nhưng cuối cùng không thể về chung một nhà vì vấn đề sính lễ.
Dưới sự sắp xếp của bố mẹ, cô dâu đã đi xem mắt và nhanh chóng tiến tới hôn nhân với người chồng hiện tại. Vốn dĩ, lễ rước dâu đang diễn ra suôn sẻ nhưng giữa chừng lại xuất hiện một vị khách không mời mà tới.
Người đàn ông tức giận bừng bừng vì bạn gái không đồng ý đợi anh mà lại bỏ đi lấy chồng. Lúc này, mẹ chú rể đứng bên cạnh bỗng nhiên lên tiếng: “Nó thiếu nhà chúng tôi 500 nghìn tệ đấy. Có ngon thì trả cho nó đi rồi muốn làm gì thì làm!”.
Nghe câu nói này, người đàn ông đã bật khóc nức nở. Anh nghẹn ngào nói: “Tôi vẫn đang cố gắng mà. Tôi sẽ gom đủ số tiền này cho mấy người”.
Ai mà ngờ, mẹ chồng cô dâu lại nói tiếp: “Con dâu của tôi có thể đợi cậu, nhưng em trai của nó không thể đợi được nữa. Nó đã lấy 500 nghìn tệ kia cho em trai mua nhà rồi”.
Người đàn ông không thể kiểm soát được cảm xúc mà khóc càng to hơn. Chú rể chính thức ra mặt buông lời s.ỉ n.h.ụ.c bạn trai cũ của vợ: “Là đàn ông thì đừng suốt ngày chỉ biết nói cố gắng và cố gắng. Anh nghĩ lại thử đi, yêu đương nhiều năm như vậy nhưng anh đã cho cô ấy được cái gì? Tôi đây có khả năng cho vợ một cuộc sống tốt hơn”.
Những người chứng kiến màn tranh cãi này đều ngậm ngùi không biết nói gì cho hợp tình hợp lý. Một cuộc tình tan vỡ vì số tiền 500.000 NDT (hơn 1,78 tỷ VND). Tiền có thể khiến con người chia xa, cũng có thể giúp con người về chung một nhà, chỉ là đối tượng lại khác đi mà thôi. Đây chính là một hiện thực phũ phàng không thể thay đổi trong xã hội.
Cô dâu và bạn trai cũ không đến được với nhau vì hai bên gia đình không thể nhất trí trong vấn đề sính lễ. Bố mẹ cô dâu muốn nhà trai phải đưa ra sính lễ hậu hĩnh để lấy số tiền đó dành cho người em trai.
Mặc dù đau đớn khi chứng kiến người yêu đi lấy chồng khác, nhưng người đàn ông đã “lực bất tòng tâm”. Bản thân anh không đủ đầy về phương diện kinh tế, không thể đảm bảo cho người yêu cuộc sống tốt hơn nên anh đã chấp nhận để cô ra đi. Nhưng trước khoảnh khắc người mình yêu thương thuộc về người khác, những gì anh có thể làm là cản trở hôn lễ để mong níu kéo chút hy vọng còn sót lại./.