Những lưu ý khi xử lý rác thải của F0 trong quá trình điều trị tại nhà
Xem trọn bộ cẩm nang F0 điều trị tại nhà tại đây
PGS. TS. Hồ Thị Kim Thanh, đầu tiên, khi được xác nhận mình là F0 thì phải báo chính quyền địa phương để tự theo dõi tại nhà. Đồng thời, phải biết số điện thoại liên hệ với địa phương trong khoảng thời gian chờ người đến kiểm tra. Chú ý 5K, không tụ tập với những người xung quanh.
Tự đo thân nhiệt, cập nhật chỉ số sức khỏe hàng ngày, tải các thông tin cập nhật trên trang của Bộ Y tế để tự kiểm tra sức khỏe tại nhà. Đặc biệt phải nghiêm chỉnh chấp hành cách ly y tế trong thời gian chờ đợi xét nghiệm PCR (có thể mất từ 4 – 5 ngày). Không tiếp xúc với người trong gia đình mình, kể cả vật nuôi. Không dùng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân, tự cách ly mình trong phòng riêng có cửa sổ thông thoáng. Vệ sinh các bề mặt xung quanh như bàn ghế, tay nắm cửa… Người thân sẽ chuyển đồ ăn lên và chú ý xịt khử khuẩn.
Đồng thời, để đảm bảo cho quá trình chăm sóc và sinh hoạt bình thường của người bệnh, PGS. TS. Hồ Thị Kim Thanh cũng nêu ra một số đồ dùng, phương tiện cần chuẩn bị khi F0 điều trị tại nhà:
Một số đồ dùng cần chuẩn bị khi điều trị tại nhà:
– Khăn giấy dùng một lần
– Khăn giấy lau mặt
– Nước sinh hoạt
– Xà phòng rửa tay
– Chất khử trùng có cồn chứa ít nhất 60% cồn để khử khuẩn bề mặt và các rác thải trước khi đưa ra công cộng.
Nước rửa chén
Xà phòng giặt thông thường
Khẩu trang y tế dùng 1 lần
Găng tay y tế sạch (người chăm sóc cần trong 2 – 3 tuần)
Thùng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy và các túi nylon màu vàng để lót bên trong thùng để khi rác thải của người F0 tại nhà đưa ra buộc chúng ta có dán nhãn
Các sản phẩm tẩy rửa gia dụng thông thường
Thuốc tẩy và một hộp đựng riêng để pha loãng (một phần thuốc tẩy với chín phần nước)
Đặc biệt, PGS. TS. Hồ Thị Kim Thanh lưu ý, toàn bộ rác thải của người F0 khi điều trị tại nhà buộc phải có nhãn dán, đựng vào túi nylon màu vàng. Những rác thải này sẽ được thu gom và xử lý theo đúng quy định. Đồng thời, người chăm sóc cần dùng cồn 60 độ khử khuẩn bề mặt trong phòng và rác thải trước khi chuyển ra ngoài đi xử lý.
Người chăm sóc lưu ý vì là người chăm sóc trực tiếp nên nguy cơ lây nhiễm sẽ cao hơn. Phải tự biết cách bảo vệ bản thân như đeo khẩu trang, đeo kính chống giọt bắn, dùng găng tay cầm đồ, rửa tay thường xuyên trong ít nhất 20 giây… Dùng khăn giấy lau khô một lần rồi vứt đi ngay, còn những khăn tái sử dụng cần mang đi phơi khô sạch, không tạo môi trường ẩm ướt sẽ tạo cơ hội cho virus SARS-CoV-2 hình thành.