Nữ sinh Hà Nội tá hoả nhận tin mắc "bệnh thế kỷ" sau khi bị bạn trai giận
Khi một người nói rằng không chấp nhận “yêu” an toàn, họ không hiểu được rằng sự thiếu an toàn này không thể bù đắp bằng sự tin tưởng.
Thực trạng đáng báo động
Theo một nghiên cứu gần đây do Đại học Y Hà Nội và Cao đẳng Y tế Hà Nội thực hiện trên 2.700 sinh viên của 6 trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội, về kiến thức, thực hành và biện pháp tránh thai ở các bạn trẻ, cho thấy có 16% các bạn được hỏi đã có quan hệ tình dục nhưng chỉ 1/3 trong số này sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục lần đầu, 1/4 các bạn được hỏi cho biết thấy xấu hổ nếu đi mua bao cao su. Nhiều bạn nam sợ bị đánh giá là hư hỏng nên có suy nghĩ thà “thả rông” rồi sau đó mua thuốc tránh thai cho bạn gái uống.
Có một thực tế đáng báo động rằng hầu hết các bạn trẻ ngày nay chỉ chú ý đến chuyện tránh thai mà không hề quan tâm đến việc quan hệ tình dục an toàn. Nguy hiểm hơn là nhiều bạn trẻ có sử dụng bao cao su khi quan hệ nhưng sau đó lại tháo ra vì muốn thử cảm giác thật.
Lòng tin không đồng nghĩa với “yêu” an toàn
Chia sẻ với báo chí, nhiều bạn trẻ thừa nhận rằng mình không sử dụng các biện pháp an toàn khi “yêu”. Một trong những lí do phổ biến nhất là thiếu kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường t.ì.n.h d.ụ.c cũng như sự chủ quan, tin tưởng bạn tình của mình.
Bạn Mai – một sinh viên năm thứ ba của trường Đại học Hà Nội chia sẻ rằng bạn trai sẽ tỏ ra giận dỗi và cho rằng Mai không tin tưởng mình nếu bị yêu cầu quan hệ tình dục an toàn, và từ đó trở đi trong tất cả những lần quan hệ sau, cả hai đều không sử dụng biện pháp an toàn.
Để rồi 6 tháng sau, trong một lần đi hiến máu, Mai tá hỏa khi bệnh viện thông báo mình dương tính với “bệnh thế kỉ”, và người lây bệnh cho Mai không ai khác chính là người bạn trai của mình. Câu chuyện của Mai chính là lời cảnh tỉnh cho tất cả mọi người.
Một trong những trở ngại lớn nhất là lòng tin và những giả định của bạn tình về an toàn tình dục .
Một số người cảm thấy rằng khi bị yêu cầu thực hiện các biện pháp an toàn tình dục nghĩa là bạn tình không tin tưởng mình, bởi nếu tin tưởng, bạn sẽ không phải lo lắng về các nhiễm trùng lây qua đường tình dục.
Tuy nhiên các nhiễm trùng lây qua đường tình dục có thể xuất hiện trong nhiều năm mà người bệnh không biết.
Rất nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục diễn biến tiềm tàng mà không hề có biểu hiện lâm sàng. Thêm nữa, một số bệnh lây truyền qua đường qua đường tình dục, chẳng hạn như HPV và Herpes vẫn khó phát hiện qua xét nghiệm khi chưa có triệu chứng, đặc biệt ở nam giới.
Rất nhiều nam giới nghĩ rằng bạn tình của mình là “một cô gái ngoan” nên không có rủi ro, dù cho đã quan hệ không bảo vệ. Bạn tình của bạn cũng có thể đã nói dối về tình sử của mình hoặc có thể nói rằng họ đã xét nghiệm và không có vấn đề gì.
Hãy nhớ rằng ngoài giao hợp, các nhiễm trùng lây qua đường tình dục hoàn toàn có thể lây qua hậu môn, miệng. Do vậy việc sàng lọc phát hiện các nhiễm trùng lây qua đường tình dục rất quan trọng.
“Yêu” an toàn chính là sức khoẻ của bạn
Thùy Trang – một KOL trên nền tảng xã hội TikTok từng chia sẻ mình là một người khá thoáng trong chuyện tình dục và có nhiều bạn tình. Cho đến một ngày bạn trai nói với Trang rằng anh vừa phát hiện ra mình bị mắc bệnh Chlamydia và khuyên Trang cũng nên đi xét nghiệm sàng lọc.
Trang đã vô cùng shock và xấu hổ sau khi biết tin, nhưng sau đó cũng đã bình tĩnh gọi điện thông báo cho những người bạn tình trước của mình để cùng đi xét nghiệm bởi trước đó, Trang không bao giờ sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.
Một người khi đã từ chối thực hành an toàn tình dục, đồng nghĩa với việc đang chối bỏ trách nhiệm của mình và nghĩa vụ chăm sóc sức khỏe cho bản thân và cho bạn tình của mình. Với một người như vậy, hãy học cách từ chối cho tới khi họ chịu thay đổi quan điểm của mình, bởi ngoài tình dục, họ có xu hướng là người thiếu trách nhiệm về những vấn đề khác: không quan tâm đến suy nghĩ, nhu cầu, sức khỏe, không tôn trọng và sự an toàn của bạn.
Làm gì khi bạn tình không đồng ý “yêu” an toàn?
Khi một người nói rằng không chấp nhận “yêu” an toàn, họ không hiểu được rằng sự thiếu an toàn này không thể bù đắp bằng sự tin tưởng. Thật may nếu người bạn tình sẵn sàng thay đổi quan điểm của mình khi đã được cung cấp đầy đủ thông tin về an toàn t.ì.n.h d.ụ.c, nhưng với những người bảo thủ vẫn nói “không”, đây là thời điểm mà bạn học cách từ chối. Mặc dù có thể họ nghĩ bạn không tôn trọng, nhưng sự an toàn của bạn là trên hết.
Hãy bắt đầu bằng suy nghĩ của mình
Thực hành an toàn tình dục không chỉ vì lợi ích của bản thân mà còn vì sức khỏe của bạn tình, chúng ta đang trong một mối quan hệ an toàn và lành mạnh. Bởi vậy, hãy nói: “Anh / em tin em/anh. Nhưng anh/em cũng tin khoa học và những gì khoa học làm được để bảo vệ mối quan hệ này ngoài niềm tin của chúng ta”.
Chỉ những người không hiểu hoặc có niềm tin không đúng mới cảm thấy bị xúc phạm khi được yêu cầu thực hiện an toàn tình dục, sợ hãi hoặc lo lắng khi bạn tình của mình yêu cầu các biện pháp an toàn như bao cao su hoặc màng chắn miệng. Đôi khi họ cảm thấy xấu hổ khi bản thân không biết sử dụng các biện pháp này.
Vượt trên tất cả, hãy biết yêu cầu bạn tình của mình và nếu họ chưa biết, hãy nhẹ nhàng hướng dẫn họ. Một chút cảm thông và sự khéo léo sẽ giúp bạn bảo vệ mình và mối quan hệ trong tương lai.
Định kiến vô lý
Tất cả chúng ta đều hiểu rằng có sự khác biệt trong quan điểm về kinh nghiệm tình dục: Một người đàn ông có kinh nghiệm, nghĩa là họ trưởng thành hoặc là “cao thủ”.
Trong khi một người phụ nữ hiểu biết về tình dục là lại là “dâm đãng” hoặc là những người dễ dãi. Chính định kiến này khiến cho một số cô gái trẻ tỏ ra rụt rè khi yêu cầu bạn tình của mình thực hiện các biện pháp an toàn tình dục.
Tại một số nền văn hóa, việc ăn mặc như thế nào được coi là phẩm giá của một cô gái: chỉ cần có chút “hở hang” khác thường, nghĩa là cô gái này không ngay thẳng, là đồ dễ dãi, chứ chưa nói gì đến quan điểm về tình dục.
Tất cả chúng ta đều đồng ý rằng những định kiến này thực sự tệ hại. Hãy đặt sức khỏe của bạn lên đầu, bởi nếu không có sức khỏe, bạn còn đánh mất nhiều thứ hơn trong cuộc sống hằng ngày, chứ không chỉ những mối quan hệ – thứ mà bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm được những người tốt hơn, những người hiểu và chấp nhận bởi đó là sự an toàn cho bạn tình của mình.
Bạn tình đôi khi có thể phàn nàn chẳng hạn như “Giảm cảm giác khi phải dùng bao cao su”, “Không thích dùng bao cao su”, “Em không tin anh à?”, nhưng thực tế đây là vấn đề về sức khỏe của bạn, dù trong bất kỳ tình huống nào bạn cũng cần được bảo vệ, phải nói rõ yêu cầu về an toàn tình dục của mình và không nên để bị dao động.
Tuy vậy điều này thực sự không dễ dàng. Hãy thử tưởng tượng trong một tình huống bạn đang rất muốn được ôm ấp hoặc đang có tình cảm mạnh mẽ với một người, để tạm dừng lại và nói ra yêu cầu của mình hoặc kiên quyết từ chối nếu bạn tình không chấp nhận thật khó khăn.
Bởi bạn sẽ khó mà giữ cho mình 1 cái đầu lạnh khi đang yêu người đó và ý kiến của họ sẽ làm bạn lung lay suy nghĩ của bản thân.
Hoặc trong những tình huống bạn đã biết rõ một người “thông minh”, “đứng đắn” đề nghị “thử một lần không dùng bao cho biết cảm giác”… câu trả lời thật khó. Trong một mối quan hệ, tin tưởng là điều quan trọng, tuy nhiên nếu người đó mắc phải Chlamydia hay “bệnh thế kỉ” thì sự tin tưởng này có thể khiến bạn gặp rắc rối và ân hận sau này.
Mọi người không phải lúc nào cũng thực hành an toàn tình dục với một bạn tình nhất định nếu họ không muốn và vẫn có thể an toàn.
Nếu bạn chung thủy với một bạn tình trong ít nhất sáu tháng và bạn đã thực hành an toàn tình dục với tất cả các hoạt động rủi ro từ trung bình đến cao; và nếu mỗi người đều có kết quả xét nghiệm âm tính với tất cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục, thì sau giai đoạn sáu tháng này, rủi ro lây bệnh qua đường tình dục sẽ thấp đi rất nhiều, do đó 2 bạn có thể cân nhắc không sử dụng các biện pháp bảo vệ.