Sống "thích ứng an toàn", vì sao vẫn duy trì khái niệm F1, F2?
Thời gian vừa qua, cả nước đang tiếp tục thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ Ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Câu chuyện khiến nhiều người băn khoăn bởi giờ chỉ cần xác định là người mắc bệnh và người tiếp xúc gần thay vì cứ F0 đến đâu là cả nơi đó trở thành F1 như trước đây.
Trước nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ khái niệm F1, F2 hay không, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam nhấn mạnh, không thể bỏ khái niệm này nhất là trong bối cảnh tình hình dịch hiện nay.
“Trước đây, nhiều nơi đã “lạm dụng” trường hợp để phân biệt F1, F2. Cụ thể, bất kể ai đi chung thang máy, ở trong nhà hàng, cửa hàng, máy bay… với F0 đều trở thành F1,F2.
Trong bối cảnh tình hình mới hiện nay, không ai làm như vậy nữa. Covid-19 không bay từ nhà nọ sang nhà kia nhưng nhiều địa phương cứ thế thực hiện giãn cách cả xóm, phường. F1 vẫn có thể trở thành F0 và lây nhiễm cho người khác nên những ai F1 vẫn phải theo dõi sức khoẻ nhưng không bị bắt cách ly tập trung như trước.
Việc xác định F1,F2 vẫn phải duy trì. Tuy nhiên, giờ khi phát hiện những nơi nào F0 từng đến không thể truy vết hết được như trước đây. Lực lượng y tế cũng không tiến hành lấy mẫu xét nghiệm diện rộng như trước. Ai thấy biểu hiện nghi vấn mắc Covid-19 cần tiến hành lấy mẫu xét nghiệm ngay“, ông Phu nhấn mạnh.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho toàn người dân trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội.
Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cũng cho hay, vẫn cần phải có khái niệm phân loại F1, F2 bởi F1 có thể trở thành F0, kể cả F2 cũng có thể trở thành F0. Hiện nay số lượng người được tiêm phủ vaccine đạt tỉ lệ cao nên dần dần sẽ chuyển sang sống chung an toàn với Covid-19.
Trước đó, Bộ Y tế ngày 29/12 đã có công văn gửi giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh Covid-19.
Theo đó, thời gian tới, thời tiết chuyển mùa Đông – Xuân thuận lợi cho sự phát triển, lây lan của virus. Nguy cơ xâm nhập thêm các trường hợp nhiễm biến chủng mới. Đồng thời tâm lý chủ quan, lơ là, mất cảnh giác vẫn có tại một bộ phận người dân, cơ sở trong việc thực hiện quy định về phòng, chống dịch và đặc biệt sự gia tăng di chuyển của người dân trong dịp nghỉ lễ.
Hiện nay số lượng người được tiêm phủ vaccine đạt tỉ lệ cao nên dần dần sẽ chuyển sang sống chung an toàn với Covid-19.
Nguy cơ xuất hiện các ổ dịch mới trên diện rộng là rất cao, nhất là tại các nơi có mật độ dân cư cao, giao thương, đi lại lớn.
Từ kinh nghiệm đúc kết qua các đợt nghỉ lễ trước, để tăng cường hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch dịp Tết Dương lịch 2022, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành tiếp tục chủ động xây dựng và triển khai các kế hoạch, phương án, kịch bản phòng, chống dịch trên địa bàn trong dịp Tết Dương lịch 2022.
Theo Bộ Y tế, hiện nay, tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới với các biến chủng có khả năng lây lan nhanh và gây nguy hiểm như Delta và Omicron.
Ca bệnh nghi ngờ: Là người tiếp xúc gần (F1) và có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng như sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giám hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp.
– Là người có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1) và có có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng như trên.
– Là người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2.
– Người có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1) là người có mặt trên cùng phương tiện giao thông hoặc cùng địa điểm, sự kiện, nơi làm việc, lớp học… với ca bệnh xác định (F0) đang trong thời kỳ lây truyền.
– Người ở, đến từ khu vực ổ dịch đang hoạt động.
Ca bệnh xác định (F0): Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của virus (PCR).
– Là người tiếp xúc gần (F1) và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2.
– Là người có biểu hiện lâm sàng nghi mắc Covid-19 (ca bệnh nghi ngờ và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).
– Là người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính 2 lần liên tiếp (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1 với virus SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).
Sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2 phải thuộc danh mục được Bộ Y tế cấp phép. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.
Người tiếp xúc gần (F1): Là người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp dưới da, cơ thể…) với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.
– Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.
– Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.
– Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0 mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE).
Theo Bộ Y tế, thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định (F0) được tính từ 2 ngày trước khi khởi phát (đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng thì thời kỳ lây truyền được tính từ 2 ngày trước ngày được lấy mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính) cho đến khi kết quả xét nghiệm âm tính hoặc giá trị CT>30.
(So với các quy định trước, lần này, quy định mới phân rõ trường hợp người tiếp xúc đeo khẩu trang và không đeo khẩu trang. Đồng thời nhấn mạnh, người đeo khẩu trang phải tiếp xúc trong không gian hẹp, kín hoặc khoảng cách dưới 2m trong thời gian tối thiểu 15 phút với F0. Trong khi đó trước đây chỉ cần tiếp xúc với F0 trong khoảng cách gần là bị coi là F1).
https://afamily.vn/song-thich-ung-an-toan-vi-sao-van-duy-tri-khai-niem-f1-f2-20220102100456789.chn Nghệ nhân Hà Nội sáng tác 2022 con hổ độc bản bằng gỗ mít mang dáng vẻ đáng yêu, ngộ nghĩnh chào đón năm mới Nhâm Dần 2022