Vì sao Quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng trong trận Việt Nam - Lào?
Vào 19h30" tối 6/12, trận đấu đầu tiên của Đội tuyển Việt Nam trong khuôn khổ AFF Cup 2020 chính thức diễn ra. Năm nay, giải đấu được tổ chức tại Singapo nên người hâm mộ trong nước chỉ có thể xem các trận đấu của ĐT Việt Nam thông qua các kênh truyền hình mua bản quyền phát sóng.
Tuy nhiên một sự việc hy hữu đã xảy ra ngay từ khi trận đấu được bắt đầu khiến không ít người hâm mộ cảm thấy bức xúc.
Theo đó, khi trận đấu chuẩn bị diễn ra, đến phần cử hành Quốc ca của hai đội tuyển, người hâm mộ đã không thể nghe tiếng Quốc ca của đội tuyển Việt Nam và cả Quốc ca của đội tuyển Lào trên kênh Youtube
Tuy nhiên, tình huống này chỉ xảy ra trên trên kênh Youtube phát sóng trận đấu là Next Sports, còn khán giả xem qua truyền hình không gặp tình huống này, trên sóng của VTV, Quốc ca hai nước vẫn được bật tiếng bình thường.
Mặc dù vậy, điều này vẫn khiến không ít người hâm mộ xem trực tiếp không khỏi ngạc nhiên, “sốc” khi Quốc ca Việt Nam phải tắt tiếng trên kênh Youtube phát sóng trận đấu chính thức của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam.
Về lý do của sự việc là do ca khúc “Tiến quân ca” đã được đăng ký bản quyền bởi một doanh nghiệp khác.
Đây được coi là lý do khiến Next Media chủ động tắt tiếng của Quốc ca Việt Nam, Lào trong trận đấu tối 6/12. Điều này nhằm bảo vệ, tránh việc người hâm mộ có thể không được xem trận đấu của đội tuyển Việt Nam trên kênh Youtube vì lý do liên quan đến bản quyền âm nhạc bài Quốc ca.
Nếu bản “Tiến quân ca” phát tại lễ chào cờ ở AFF Cup là bản ghi của Hồ Gươm Audio, YouTube sẽ tự động tiến hành gỡ video trực tiếp bởi lý do vi phạm bản quyền trên nền tảng này.
Sở dĩ BH Media có thể nhận là đơn vị sở hữu bản quyền ca khúc “Tiến quân ca” là bởi công ty này đã đăng ký sở hữu nhiều tác phẩm qua hệ thống Content ID – một hệ thống tự động có thể mở rộng của YouTube.
Hệ thống này cho phép chủ sở hữu bản quyền phát hiện ra những video trên YouTube có chứa nội dung thuộc quyền sở hữu của họ. Đây cũng là công cụ để chủ sở hữu bảo vệ bản quyền sản phẩm của mình cũng như thu tiền quảng cáo từ YouTube.
Sự việc ca khúc “Tiến quân ca” bị đánh gậy bản quyền đã diễn ra cách đây một thời gian và không chỉ mỗi ca khúc này mà một loạt ca khúc nhạc sĩ sáng tác, tự bỏ tiền ra sản xuất khác cũng rơi vào tình trạng tương tự.
Về ca khúc “Tiến quân ca” đã được cố nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng cho nhân dân và Tổ quốc. Tuy nhiên, đơn vị đứng sau đăng ký và xác nhận sở hữu bản quyền lại là BH Media. Sự việc này đã gây nên không ít tranh cãi trong thời gian qua.
Sau khi bị lên án, BH Media cho biết BH Media không nhận sở hữu bản quyền ca khúc “Tiến quân ca” mà được Hồ Gươm Audio ủy quyền quản lý và khai thác một bản ghi “Tiến quân ca” trên nền tảng số. Bản ghi này do Hồ Gươm Audio sản xuất.
Về việc khai thác bản ghi “Tiến quân ca” trên YouTube, BH Media cho biết khi Hồ Gươm Audio ủy quyền cho công ty này quản lý và khai thác trên YouTube, đơn vị này không hề bật nút kiếm tiền, quảng cáo để bảo đảm tính tôn nghiêm cho tác phẩm. Người dân cũng được nghe miễn phí tác phẩm này.
Tuy nhiên, nếu một cá nhân, tổ chức nào đó bỏ thời gian, công sức, kỹ thuật, tiền bạc ra làm một bản ghi “Tiến quân ca”, theo Luật Sở hữu trí tuệ, cá nhân, tổ chức đó là nhà sản xuất, chủ sở hữu của bản ghi này (quyền liên quan). Bất kỳ ai muốn sử dụng bản ghi này đều phải xin phép chủ sở hữu.
Theo BH Media, Hồ Gươm Audio là chủ sở hữu của bản ghi nói trên. Nếu tài khoản nào đăng video sử dụng chính xác bản ghi “Tiến quân ca” do Hồ Gươm Audio sản xuất thì YouTube gửi thư thông báo xác nhận bản quyền.
Cũng qua trận đấu này, người hâm mộ vấn đề này các bên liên quan sẽ có cách khắc phục hợp lý để những trận đấu tiếp theo, ca khúc quen thuộc lại được vang lên trên tất cả các kênh sóng hợp pháp.
Thanh niên bị bắn chết trên đường đi mua bánh mì