Vợ Công Lý: 'Tôi từng chỉ biết cầu nguyện để điều xấu nhất đừng xảy ra với chồng'
Khi bác sĩ nói Ngọc Hà hãy chuẩn bị tâm lý cho điều xấu nhất, cô ngồi thẫn thờ suốt đêm ở sân bệnh viện, không động tay vào hộp cơm mẹ đẻ đem đến và tới chiều hôm sau mới đứng dậy.
– Chị thấy mình thay đổi như thế nào từ khi chồng bị bệnh?
– Biến cố như cơn bão ập đến, quá nhanh và quá mạnh. Khi đi trong bão, tôi chẳng có thời gian ngồi lại để nghĩ xem mình đã làm gì, thay đổi thế nào. Sau khi bão đi qua, giờ đây khi ngồi lại, tôi vẫn không hiểu sức mạnh ở đâu mà mình có thể chống đỡ và vượt qua như thế nào.
Nếu hỏi tôi có gì thay đổi sau hành trình đó, có lẽ tôi chỉ biết nói rằng mình từ một đứa không biết chăm người ốm đã trở thành người có thể xắn tay vào làm mọi thứ, kể cả những việc bố mẹ tôi cũng chẳng tưởng tượng được. Biến cố xảy ra, khiến một đứa con gái chưa bao giờ chịu khổ như tôi trở thành chỗ dựa lớn nhất của chồng, cùng anh đi mòn đường đến các phòng khám của bệnh viện, chạy vạy tiền bạc để trang trải viện phí… Đã có những phút yếu lòng, tôi ngồi thụp xuống và khóc vì mệt mỏi.
Từ ngày ốm, chồng tôi chưa bao giờ nói thương vợ nhưng tôi cảm nhận được điều đó. Các bác sĩ điều trị từng kể với tôi rằng họ chứng kiến anh Lý khóc vì x-ó-t vợ. Đó là khi tôi đau tay, đ-a-u chân đến mức không thể tự mặc quần áo và phải đi viện khám, anh ấy chỉ còn một mình trong phòng bệnh và khóc tu tu như đứa trẻ. Anh ấy nói với các bác sĩ rằng lo cho vợ, chồng đã ốm mà vợ cũng ốm thì giờ biết làm thế nào. Trong mắt chồng, tôi lúc nào cũng là đứa trẻ nghờ nghệch, tồ tẹt và bây giờ vẫn thế.
– Chị đối diện với tình cảnh ‘chồng đã ốm mà vợ cũng ốm theo" như thế nào?
– Sau vài tháng chăm chồng, tôi bị đ-a-u tay và chân đến mức không thể tự mặc quần áo, đi lại, cử động cũng có lúc khó khăn. Bác sĩ chẩn đoán tôi bị tràn dịch khớp gối và khuỷu tay vì hoạt động quá nhiều, liên tục nâng đỡ, dìu chồng trong thời gian dài. Bệnh này không thể chữa trị nhanh. Chẳng còn cách nào khác, tôi uống thuốc giảm đ-a-u để có sức chăm chồng.
– Chị trải qua những điều gì trên hành trình chiến đấu với bệnh tật cùng chồng?
– Tôi không bao giờ có thể quên ngày mọi thứ ập đến. Trong lúc chồng tắm, tôi nghe tiếng cái gì đó r-ơ-i rất mạnh, chạy vào thì thấy anh n-g-ã sóng soài trên sàn nhà. Anh ấy nói cảm giác tay có vấn đề không nâng lên được, tôi cứ nghĩ chỉ vì anh chống tay tr.ượt n.g.ã làm ảnh hưởng đến xương khớp nên gọi xe đưa anh đi c.ấp c.ứu. Ôm chồng trong tay, cảm nhận anh đang yếu đi khiến tôi h.oảng l.oạn. Những người đầu tiên tôi gọi điện khi ấy là anh Quang Thắng, chị Thảo Vân và một anh bạn thân của chồng đang làm ở bệnh viện Đại học Y vì biết mọi người có thể giúp mình kết nối với các bác sĩ tốt nhất.
Đến viện, anh lịm dần đi, được đưa vào một phòng c.ấp c.ứu đặc biệt, được vô trùng hoàn toàn, người nhà cũng không được vào. Các bác sĩ nói với tôi phải cố gắng, chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất sẽ xảy ra. Không thể thở, tim tôi lúc đó gần như ngừng đ-ậ-p. Đó là cảm giác mà suốt cuộc đời này có lẽ tôi cũng chẳng thể quên.
Ngày đầu tiên anh nằm đó, tôi ngồi suốt đêm ở sân bệnh viện, đầu óc trống rỗng và miệng không thể nuốt nổi bất kỳ cái gì. Bác sĩ bảo về vì ở lại cũng chẳng giải quyết được gì nhưng tôi không chịu. Sau gần 24 tiếng đồng hồ, tôi mới đứng dậy và nghĩ giờ phải bắt đầu từ đâu.
– Những ngày sau đó diễn ra thế nào?
– Chồng nằm phòng cấp cứu đặc biệt, tôi không được gặp, không được nói chuyện nên rất sốt ruột. Mỗi lần nhận điện thoại bắt đầu với câu hỏi: “Chị có phải người nhà của bệnh nhân Nguyễn Công Lý không, mời chị đến đây cho chúng tôi gặp”, tim tôi như nhảy khỏi lồng n-g-ự-c. Ngồi trên xe đi từ nhà đến viện, tôi cảm giác con đường khi đó dài bất tận.
Sau 5 ngày, tôi được gặp chồng trong bộ dạng tiều tụy, râu ria không được cạo, nằm b-ẹ-p trên giường bệnh với rất nhiều dây dợ lằng nhằng xung quanh. Suốt 6 năm bên nhau, tôi chưa bao giờ thấy anh ấy như thế và đó cũng là hình ảnh gây á.m ả.nh với tôi đến tận bây giờ.
– Chưa đầy một ngày sau khi chồng chị gặp n.ạ.n, tin đồn xấu lan truyền trên mạng xã hội. Chị đối diện với điều đó thế nào?
– Trong đầu tôi khi ấy chỉ quẩn quanh câu hỏi: “Nếu tình huống xấu nhất xảy ra thì sao?” nên thực sự không còn tâm trí và thời gian để ý đến những tin đồn. Riêng tuần đầu tiên anh ấy nằm viện, mỗi ngày tôi nhận hàng trăm cuộc điện thoại với cùng một nội dung có phải anh Lý bị như tin đồn trên mạng hay không nhưng không thể trả lời bất kỳ ai vì không còn chút sức lực nào để làm điều đó. Tôi chỉ biết cầu nguyện để tình xuống xấu nhất đừng xảy ra.
Bị dồn ép bởi quá nhiều câu hỏi và những tin đồn thất thiệt cho rằng anh Lý bị như thế vì say r.ượu, tôi vừa mệt mỏi vừa đ.au đ.ớn. Đầu óc, cơ thể tôi dường như không còn chút sức lực nào để phản kháng. Trong khi chồng nằm đó, liệu tôi phải nói gì để mọi người hài lòng, kể cả tôi có lên báo giải thích thì cũng đâu giải quyết được việc gì. Tôi càng không muốn nói dối rằng chồng mình ổn trong khi anh vẫn đang nằm viện. Bác sĩ nói anh đã vượt qua cơn ng.uy k.ịch nhưng thời điểm đó chẳng có gì chắc chắn để trả lời và tôi vẫn hy vọng anh sẽ ổn hơn. Sau này, anh Lý được chuyển sang Bệnh viện 108 rồi về nhà, tôi vẫn nghe có nhiều tin đồn nhưng không muốn để tâm. Tôi nghĩ câu trả lời thỏa đáng và chính xác nhất là khi anh ấy trở lại và vượt qua tất cả.
– Nhiều người nói thương Công Lý một thì thương Ngọc Hà hai, chị nghĩ gì về điều đó?
– Chẳng cứ gì ai, các bác sĩ cũng nói thương anh Lý một thì thương tôi hai vì vừa mới cưới, chồng bệnh nặng trong khi tôi còn quá trẻ. Thế nhưng, tôi thương mẹ hơn cả mình. Tôi nhớ mãi hình ảnh mẹ mang cơm vào cho mình, ngồi ở sân bệnh viện và khóc. Lúc đó, tôi đã trách bản thân: “Mình chưa bao giờ báo hiếu mẹ một ngày, chưa bao giờ mua được bất kỳ cái gì dù là nhỏ nhất cho mẹ, ấy thế mà lấy chồng rồi vẫn để mẹ phải lo”. Khoảnh khắc đó, tôi thấy có lỗi với mẹ rất nhiều và tự nhủ phải cố gắng hơn. Cái đích cuối cùng tôi muốn đạt được là chồng tôi khỏe và chúng tôi hạnh phúc bên nhau để không phụ lòng mẹ.
– Chị trải qua những lúc yếu lòng nhất thế nào?
– Bao nhiêu ngày chồng nằm viện là bấy nhiêu ngày tôi dậy từ 5h sáng và quần quật đến 23h. Ngày nào cũng thế, tôi quẩn quanh với việc cho anh ăn uống, vệ sinh cá nhân, đưa đến các khoa châm cứu, bấm huyệt, vật lý trị liệu, làm việc với các bác sĩ và đến khoảng 23h mới có thời gian bắt đầu lo cho mình.
Chồng nằm trên giường bệnh còn mình nằm ở ghế dành cho người nhà, các y bác sĩ và “hàng xóm” trong bệnh viện đã quá quen với hình ảnh đó của vợ chồng tôi suốt mấy tháng. Không đêm nào tôi thẳng giấc vì cứ một lúc lại dậy xem anh thế nào, có khi phải dỗ dành để anh ngủ. Tôi không đành lòng giao phó anh cho người khác chăm sóc vì biết chẳng ai có thể như mình. Thời điểm ấy, ước mơ của tôi không phải bạc, vàng, hàng hiệu hay bất kỳ điều gì mà chỉ là một đêm được ngủ ngon.
Đã có lúc tôi kiệt sức nhưng cũng chỉ yếu lòng một lúc rồi lại bật dậy. Tôi không biết sức lực ở đâu mà mình khỏe đến thế trong khi trước đó chỉ cần đi nắng, đi mưa về là ốm. Tôi cũng chẳng biết sức mạnh đến từ đâu, chỉ biết cứ thế cố gắng. Những lúc mệt mỏi, tôi lại nghĩ, ngoài mình ra, anh ấy đâu còn ai nữa. Đó là chồng tôi mà, tôi phải chăm chứ.
Trong cái rủi có cái may, các bác sĩ thương anh Lý và thương cả tôi nên luôn dành cho anh những điều tốt nhất, ân cần như người thân. Chúng tôi cả đời mang ơn các y bác sĩ, kỹ thuật viên vật lý trị liệu tại Bệnh viện Đại học Y và Bệnh viện 108. Bên cạnh đó, tôi còn có những người “hàng xóm” tốt bụng như người nhà ở bệnh viện, sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ bất kỳ khi nào có thể. Những ngày tôi bận lo giấy tờ, thủ tục, các chị chính là người giúp đưa anh Lý đi châm cứu, vật lý trị liệu theo lịch của bác sĩ. Thời gian ở viện, vợ chồng tôi còn rất cảm động vì nhiều bạn bè tiếp tế đồ ăn và quan tâm từng chút một.
– Phải nghỉ việc để chăm chồng, chị đối diện với áp lực kinh tế thế nào?
– Tôi ngay từ đầu đã xác định sẵn sàng bán nhà để lo viện phí miễn là anh khỏe lại vì quan niệm còn người là còn của. Phải xoay xở một số tiền lớn trong thời gian gấp gáp, tôi hỏi vay một số người từng là chỗ thân tình của chồng. Tuy nhiên, người thì từ chối vì sợ anh Lý sẽ không bao giờ tỉnh lại để trả, người thì nói sẽ đồng ý nếu chấp nhận trả lãi suất. Lòng tôi lúc đó tràn ngập cảm giác ê chề. Tôi thương chồng cả đời vì bạn bè, anh em không màng thiệt hơn nhưng lúc h.o.ạ.n n.ạ.n lại bị đối xử như vậy.
Trong lúc chưa biết phải làm thế nào, tôi nhận được điện thoại từ một người bạn thân của anh Lý. Anh ấy chủ động đề nghị tôi cần gì thì cứ bảo và sẵn sàng hỗ trợ hết mức có thể. Đó là quý nhân với vợ chồng tôi. Bên cạnh đó, tôi có gia đình, vợ chồng em gái, á hậu Thụy Vân và một số bạn bè hỗ trợ vượt qua giai đoạn khó khăn. Cùng lúc vừa chăm chồng vừa xoay xở kinh tế, tôi biết ơn mọi cánh tay dang ra giúp mình khi đó. Hơn cả tiền bạc, đó là tấm chân tình.
– Chị từng nói anh ấy tự ti, thu mình hơn sau biến cố sức khỏe. Điều đó biểu hiện cụ thể thế nào?
– Khi anh Lý được xuất viện về nhà, chị Vân Dung ghé thăm, đến sảnh rồi nhưng anh không chịu tiếp. Anh bảo tôi xuống nói mọi người về đi và đừng bảo ai sang chơi vì anh chưa muốn gặp ai cả. Anh lúc đó chưa ổn nhưng giờ đã có thể vui vẻ gặp mọi người nên tôi rất mừng. Các bác sĩ đều nói chồng tôi là kỳ tích của y học, không thể lý giải nổi vì sao anh có thể bình phục nhanh đến thế.
– Là diễn viên nhưng giờ không thể đi diễn, chồng chị đối diện việc này như thế nào?
– Anh ấy không nói nhưng tôi cảm nhận được. Đang nằm và thấy tivi chiếu phóng sự tập Táo Quân, anh liền bỏ vào phòng. Tôi chạy vào, thấy chồng đang khóc, mắt đỏ hoe. Anh nói nhớ mọi người, muốn được đi làm và không biết bao giờ mới có thể trở lại. Mỗi lần đón anh ở nhà hát, thấy anh ngồi nhìn mọi người say sưa, có khi ngồi đến 0h, bao giờ mọi người về thì anh mới chịu về, tôi biết chồng còn yêu nghề lắm. Tuy nhiên, việc trước hết là phải tập trung lo cho sức khỏe, nếu quay trở lại mà làm không tốt thì chẳng thà thôi còn hơn.
– Nhiều người nói họ không hiểu một người xinh đẹp, giỏi giang, hoàn toàn có thể tìm một người trẻ trung, giàu có nhưng cuối cùng lại cưới người đàn ông có đời tư phức tạp như Công Lý. Chị nghĩ sao về điều đó?
– Có lẽ đó là duyên nợ. Ngày còn là sinh viên và đang yêu mối tình đầu, tôi được một người phán rằng sau này không cưới bạn trai hiện tại mà là một người đàn ông trải qua hai đời vợ và có con gái đầu lòng. Tôi lúc đó không tin đâu. Bẵng đi một thời gian dài, tôi gặp anh Lý và bị chinh phục bởi sự chân thành, mộc mạc của anh ấy.
Tôi và anh Lý không chỉ là tình yêu mà còn là tình thương. Người ta vẫn nói có yêu thì mới có thương. Tôi trân trọng mọi điều ở anh ấy. Ai cũng biết anh ấy nghèo nhất đội Táo Quân vì sống bản năng quá, không biết dùng danh tiếng của mình để làm thương mại. Tôi hay trêu anh ấy là tiên ông không màng thế sự vì không bao giờ biết nhà có bao nhiêu tiền, có những show diễn rất nhiều tiền nhưng đã không thích thì sẽ không làm. Anh ấy luôn muốn phải cống hiến cho nghệ thuật những thứ lớn lao.
– Năm xưa anh ấy làm gì để chinh phục chị?
– Anh ấy không nói điều văn hoa, hay ho mà tôi cũng chẳng để ý đến những điều đó, chỉ biết nhìn vào cách anh ấy sống. Đúng là anh ấy có đời tư phức tạp nhưng các vợ cũ đều dành cho anh sự tôn trọng và đối xử với nhau rất văn minh. Nếu anh ấy sống tệ thì chắc chắn sẽ không được như vậy. L.y h.ô.n không phải điều xấu xa, nhiều người không l.y h.ô.n nhưng chắc gì đã hạnh phúc. Có thể anh ấy đã rút kinh nghiệm từ các cuộc hôn nhân trước để chu toàn với tôi hơn.
Chồng tôi có một tính xấu là vì bạn quá nhiều, “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” nên thỉnh thoảng xao nhãng gia đình nhưng bù lại, anh cực kỳ trách nhiệm. Ai mà chẳng có tính xấu, đến mình cũng đâu có hoàn hảo thì làm sao có thể đòi hỏi người khác hoàn hảo. Vì vậy, tôi nghĩ quan trọng là sống với nhau thế nào chứ không phải chăm chăm nhìn vào khuyết điểm của người kia.
Tôi không quen tô hồng hạnh phúc hay bôi đen quá khứ, không nói lời hay ho và cũng chẳng mang chuyện vợ chồng lên mạng xã hội vì chuyện tình cảm là thứ đến và đi lúc nào chẳng ai hay. Thà rằng chẳng nói hay ho hoặc hứa hẹn tương lai, cứ sống trách nhiệm, yêu thương nhau thôi. Mỗi ngày bên nhau, tôi luôn quan niệm hãy cứ cố gắng đi, làm tất cả những gì có thể để sau này không phải hối hận là được.