Ý nghĩa của tục lệ cô dâu ném muối và gạo khi qua cầu
Một trong số đó phải kể đến tục lệ ném muối và gạo khi đi qua cầu. Dù được sử dụng nhiều nhưng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa.
Cuộc sống ngày càng phát triển, những đám cưới cũng chuyển mình theo những cách tổ chức tinh giản, hiện đại hơn. Thế nhưng có rất nhiều tục lệ truyền thống vẫn được gìn giữ, áp dụng như điều kiện cần và đủ để giúp cô dâu chú rể có cuộc hôn nhân trọn vẹn nhất.
Một trong số đó phải kể đến tục lệ ném muối và gạo khi đi qua cầu. Mặc dù được sử dụng nhiều nhưng không phải nàng dâu nào cũng hiểu được ý nghĩa phía sau hành động này.
Tục lệ ném muối và gạo khi qua cầu
Trong ngày tổ chức hôn lễ, mẹ của cô dâu thường chuẩn bị cho con gái những gói nhỏ màu đỏ gồm: tiền, gạo và muối. Một số địa phương, mọi người còn chuẩn bị thêm kim chỉ, cau trầu và dặn dò khi đi qua cầu hãy vứt xuống.
Không những đi qua cầu, mà ngay cả đi qua các miếu, đình, đền chùa hay ngã 3, ngã 4, ngã 5, ngã 7 đường, cô dâu cũng phải ném gạo, muối và tiền xuống. Đây là một trong những việc không thể thiếu trong lễ thành hôn.
Mặc dù không biết có từ khi nào, những bất cứ đám cưới nào mọi người cũng áp dụng tục lệ này và nó đã được các bà các mẹ truyền từ đời này sang đời khác.
Ý nghĩa thực sự phía sau tục lệ ném muối, gạo
Các nàng dâu chỉ biết nghe theo mẹ và thực hiện nhưng ít ai tìm hiểu hoặc thực sự biết được ý nghĩa phía sau tục lệ này. Nhiều người cho rằng, tục lệ này là để những điều xui xẻo không đi theo quấy nhiễu cuộc sống vợ chồng, giúp tân lang tân nương sống suôn sẻ, thuận hòa, giàu sang, hạnh phúc và may mắn sau khi về chung một nhà.
Nhớ lại người xưa có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” bởi muối có ý nghĩa xua đuổi những điều không may mắn đeo bám. Nên tục lệ cưới hỏi này còn có mục đích hóa giải điều xui xẻo vô tình đi theo cô dâu chú rể. Tuy nhiên, thay vì ném, cô dâu có thể đặt gói tiền, gạo và muối ở vị trí sạch sẽ bằng thái độ chân thành.
Những tục lệ cưới hỏi được sinh ra với mong muốn cô dâu chú rể có thể có cuộc sống hạnh phúc, thuận hòa, suôn sẻ sau khi về chung một nhà. Vì vậy dù cuộc sống có hiện đại, biến đổi như thế nào, những tục lệ này vẫn được mọi người truyền tay nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác.