500 chó mèo cứu từ lò s.át s.inh ở TP.HCM: Ngày ăn 65kg gạo, 20kg t.hịt
Mỗi ngày, đàn chó mèo được cho ăn 2 bữa, ngoài gạo nấu thành cơm xay nhuyễn với thịt heo, riêng đàn mèo được cho ăn thêm hạt.
5 năm kể từ ngày lân la tìm đến những lò s.át s.inh trên đường Bình Hưng Hoà (quận Bình Tân) – nơi tập kết chó mèo bắt tr.ộm chuẩn bị đ.ập đ.ầu thui rơm mang đi tiêu thụ, chị Huỳnh Thị Như Quyên (44 tuổi, ngụ Củ Chi) cho biết chị không thể nhớ nổi số lượng chó mèo chị đã c.ứu. Tuy nhiên, hoàn cảnh từng ‘đứa con" thì chỉ cần chỉ tay hỏi đến, chị lại nhớ rất rõ.
‘Con màu trắng này chị chuộc 1,2 triệu, lúc ấy nhỏ bị l.ỡ lo.ét vi.êm da rất tội nghiệp. Còn con này lúc cứu bị người ta bắt và đ.ánh đ.ập. Nó ho.ảng l.oạn tới mức li.ệt toàn thân, đến giờ không đi được, chỉ nằm một chỗ trên giường…" – chị Quyên kể lại.
Số tiền chị Quyên dùng để c.ứu chó mèo là tiền túi của chị và tiền chị kêu gọi được từ các mạnh thường quân.
500 chó mèo ngày ăn 65kg gạo, 20kg thịt
Hiện tại, chị Quyên chăm sóc cho hơn 500 chó mèo, mỗi loài được nuôi ở một khu vực khác nhau trên mảnh đất rộng 2.000m2 mà chị đã thuê được 2 năm nay.
Khoảng nửa năm trở lại đây, chị Quyên dừng việc c.ứu thêm chó mèo từ lò s.át si.nh để tập trung toàn bộ sức lực chăm lo bữa ăn cho hơn 500 chó mèo ở trạm.
Mỗi ngày, đàn chó mèo được cho ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Theo ước tính của chị Quyên thì mỗi ngày ‘các con" của chị sẽ ăn khoảng 65kg gạo và 20kg t.hịt heo. Riêng đàn mèo được cho ăn thêm hạt.
‘Trung bình mỗi tháng tiền thức ăn của đàn chó mèo hết khoảng 60 triệu đồng" – chị Quyên cho biết.
Gạo được nấu thành cơm, t.hịt heo được luộc chín và xay nhuyễn. Toàn bộ được cho vào máy trộn đều lên rồi trút ra một chiếc thau lớn.
Ngoài chị Quyên thì anh Sơn (52 tuổi, chồng chị Quyên) và bác Trí (61 tuổi) là người chung tay dọn dẹp và cho đàn chó mèo ăn uống mỗi ngày.
Biết tính từng con nên chị Quyên và bác Trí thường để riêng phần ăn cho những đứa hung hăng, hay sinh sự với những đứa khác hiền lành hơn.
Ăn xong cử sáng, loay hoay dọn dẹp chuồng trại thì đã quá trưa. Lúc này lại thấy bóng dáng gầy gò của bác Trí trong bếp, chuẩn bị cử tối cho đàn chó mèo nheo nhóc.
Từng lâm vào cảnh cạn kiệt thức ăn tưởng như không cầm cự nổi
Năm 2020 và năm 2021 là thời điểm khó khăn nhất với chị Quyên khi phải gồng mình chạy vạy khắp nơi để có miếng ăn cho ‘đàn con".
‘Năm đó dịch bệnh, thu nhập của tôi bấp bênh, mạnh thường quân cũng phải lo nhiều việc nên nguồn thức ăn của chó mèo ở trạm gần như cạn kiệt. Để cầm cự, tôi dùng gạo nấu thành cháo loãng để các ‘các con" ăn qua ngày. Thời điểm đó tôi đã rất áp lực và mệt mỏi khi nghĩ rằng mình không thể chăm lo tốt cho tụi nhỏ.
Có những lúc tôi nghĩ mình không đủ sức nữa, không thể cố được nữa, tôi đã muốn từ bỏ tất cả để trở về cuộc sống bình thường.
Khi tôi mở cánh cửa nơi có đàn chó tôi đã tự tay cứu từng con định nói lời tạm biệt, như hiểu điều tôi đang nghĩ, lời tôi sắp nói, đàn chó lại ùa vào lòng tôi, đôi mắt chúng nhìn tôi trân trân như muốn nói: ‘Mẹ ơi, đừng bỏ tụi con". Tôi lau đi những giọt nước mắt lăn trên má. Ôm chúng vào lòng, tôi lại nghĩ vì ‘các con" mà cố gắng…"
60 triệu đồng mỗi tháng là con số không hề nhỏ. Để chủ động nguồn thức ăn cho 500 chó mèo ở trạm, hơn 1 năm trở lại đây, chị Quyên mở gánh hủ tiếu và đứng bán từ 7h sáng đến 12h đêm.
Ngoài ra, những nơi như nhà hàng, quán ăn quen có thức ăn thừa đều báo chị đến lấy. ‘Trong khu vực Củ Chỉ, Hóc Môn ai cho gì tôi cũng thu xếp chạy đến lấy, nhà đông con thì phải cố gắng nhặt nhạnh từng tí" – chị Quyên chia sẻ.
Tranh thủ giờ trưa vắng khách, chị thường chạy xe máy về trạm (cách nơi bán khoảng 5km) để phụ chồng và bác Trí cho đàn chó mèo ăn. Khoảng 3h chiều, chị quay lại quán hủ tiếu và bán đến khuya.
Quán hủ tiếu có tên Mồ côi, chị nói đó chính là thân phận của những ‘đứa con" chị đang cưu mang.
Toàn bộ tiền bán hủ tiếu đều được chị gom lại mua thức ăn cho đàn chó mèo. Khi ‘đàn con" thật sự thiếu thốn hoặc phát sinh chi phí ngoài khả năng chi trả, chị Quyên mới đăng đàn xin sự giúp đỡ của mạnh thường quân trên mạng xã hội.
Ngày ngủ 4 tiếng, hơn 3 năm qua không có bữa cơm gia đình đúng nghĩa
Thời gian đầu bán hủ tiếu, thu nhập chưa thật ổn định nên chị Quyên thường phải mua chịu gạo, thịt, cá để đủ dinh dưỡng cho bữa ăn của đàn chó mèo.
‘Ban đầu người ta cũng ái ngại, sau biết công việc mình thì họ cũng thông cảm. Các khoản nợ cũng thanh toán đủ nên dần dà thành khách quen, mua thiếu mỗi lần cả chục triệu là chuyện… bình thường" – chị Quyên kể.
Để tiết kiệm chi phí, chị Quyên thường dậy từ 4h sáng để chạy xe hơn 20km đến chợ đầu mối để mua thức ăn chó mèo với giá sỉ. ‘Tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó, ai biết được lúc nào mình sẽ gặp khó khăn. Tôi thấy sợ khi nghĩ đến tình cảnh của 2 năm trước, tôi không muốn các con của mình phải khổ thêm nữa".
Đầu năm 2022, đàn chó của chị Quyên bị dịch care, c.hết hàng chục con. Thời điểm này kinh tế khó khăn nên chị không đủ điều kiện mang những con chó xấu số đi thiêu. ‘Còn gì đau xót hơn khi phải tự tay thiêu những đứa con của mình thành tro bụi, tôi đau lắm, không từ nào diễn tả nổi…" – chị Quyên bật khóc.
Để có thời gian vừa chăm lo cho đàn chó mèo, vừa duy trì việc bán hủ tiếu, mỗi ngày chị Quyên chỉ ngủ 4 tiếng. Toàn bộ thời gian và tâm sức hiện tại gần như đều dành cho ‘đàn con thơ", chị Quyên chia sẻ hơn 3 năm qua, chị chưa có lấy một bữa cơm gia đình đúng nghĩa.
‘Đã rất lâu rồi cả nhà tôi không ngồi quây quần bên mâm cơm như những gia đình khác. Giờ con cái có cuộc sống riêng, 2 vợ chồng cả ngày chăm sóc chó mèo nên ăn uống cho qua bữa. Nghĩ lại mới thấy mình chưa làm tốt bổn phận của người mẹ, người vợ…" – chị Quyên nghẹn ngào.
Khi hỏi chị có định hướng gì cho tương lai, chị chỉ cười, nói rằng tương lai của chị là ‘đàn chó mèo không đói, không bệnh".
‘Giờ tôi chỉ mong quán hủ tiếu có khách ổn định, tôi có thêm tiền lo đồ ăn cho tụi nhỏ. Chỉ cần vậy là tôi thấy vui rồi. Dư luận có bàn tán, có chỉ trích gì tôi cũng không quan tâm nữa…"