Bà: 'Sao ngày nào cũng đến đây ăn cơm?', cháu trai đáp 1 câu dễ thương
Đáp lại lời trêu đùa của người bà, cậu bé hóm hỉnh đã có câu trả lời hết sức dễ thương khiến người cha ngồi cạnh cảm thấy xấu hổ.
Sau khi kết hôn và sinh con, gia đình anh Wang chuyển đến một căn nhà mới gần với nhà bố mẹ đẻ. Vì thế, anh thường đưa cả gia đình đến nhà bố mẹ để ăn tối, vừa tiện thăm nom thể hiện sự hiếu thảo và cũng làm cho bữa cơm gia đình vui vẻ, đầm ấm hơn.
Cha mẹ anh Wang cả ngày ở nhà lủi thủi nên mỗi tối được quây quần bên con cháu, cả hai ông bà đều rất vui. Mỗi bữa cơm, cha mẹ anh Wang đều làm rất nhiều món ngon cho các con và đứa cháu trai 4 tuổi của mình. Cả gia đình đều rất vui vẻ, hoà thuận, nhưng đến một hôm, thấy đứa cháu đang đang ngồi ăn ngon lành, người bà mới nảy ra ý định trêu chọc.
Người bà liền tiến đến, mặt nghiêm nghị hỏi cháu trai: “Tại sao cháu luôn đến nhà bà ăn tối? Cháu không ngại sao?”.
Bình thường bà rất yêu thương và chiều chuộng cậu bé, luôn làm những món ăn ngon nhất cho cậu. Nên khi đứng trước hoàn cảnh này, cậu bé có chút sững sờ, mọi người thì ai cũng nghĩ rằng đứa trẻ này sẽ rất tức giận và khóc lóc một trận. Nhưng chỉ sau vài giây lấy lại bình tĩnh, đứa trẻ quay sang nhìn bố rồi đáp trả bà một câu: “Con trai bà ngày nào cũng ngủ ở nhà cháu, bà không thấy ngại sao?”.
Lúc này, không khí trong nhà bỗng tươi vui trở lại, ai cũng phá lên cười vì sự lém lỉnh của cậu bé. Riêng anh Wang đang ăn cơm, lập tức phì cười, đến cơm trong miệng cũng bắn hết ra ngoài. Sau đó còn tiếp tục lăn ra ghế cười ngặt nghẹo vì không ngờ con trai mình lại có thể trả lời thông minh đến thế.
Thật vậy, trẻ con đều rất ngây thơ và dễ thương nên khiến cho nhiều người thích trêu ghẹo. Tuy nhiên, cũng vì thế mà nhiều khi những lời trêu đùa vô tình của người lớn cũng khiến trẻ tin tưởng và tổn thương. Vì vậy, khi trêu chọc trẻ em cần có giới hạn và lưu ý những điều sau:
Không nói về các từ hoặc chủ đề có hại
Nhiều người lớn rất thích chọc ghẹo trẻ em, dù hầu hết đều không có ác ý, nhưng nhiều khi vẫn vô tình làm tổn thương trẻ. Nguyên tắc đầu tiên mà người lớn phải tuân theo khi trêu chọc trẻ là không nói những từ hoặc chủ đề có hại.
Ví dụ, đề cập rằng gia đình của đứa trẻ chiều chuộng anh chị em khác hơn, đứa trẻ không phải là của con của cha mẹ chúng, hoặc đứa trẻ này hư và không được yêu thương…
Đừng nghĩ trẻ không hiểu gì, nghe xong là quên, thực ra trẻ rất nhạy cảm và dễ tổn thương, chắc chắn những câu nói này sẽ mang lại những tác động tiêu cực lớn cho trẻ.
Không nói về những việc làm nguy hiểm
Một số người lớn thường trêu đùa trên các vấn đề nguy hiểm và khuyến khích, thách thức trẻ em làm theo. Mà trẻ em chưa có khả năng phân biệt tốt xấu, đúng sai, nên thông thường, chúng sẽ làm theo những gì người lớn nói.
Ví dụ như uống rượu, ném pháo vào hầm,… Những hành vi này thực sự rất nguy hiểm, một khi trẻ nghe lời và thực hiện thì khó có thể lường trước được hậu quả. Vì vậy, đừng biến việc trêu chọc trẻ thành xúi giục trẻ.
Chọc ghẹo trẻ cũng không sao, nhưng hãy suy nghĩ trước khi hành động đừng dùng mọi cách để trêu trẻ!.