Cha mắc K qua đời, 5 mẹ con nheo nhóc gánh khoản nợ lớn
Sau khoảng thời gian ch.ống ch.ọi với bệnh tật từ tháng 2/2021, anh Hồng qua đời, để lại vợ và những đứa con thơ cùng với một khoản nợ lớn.
Đầu tháng 1/2022, sau thời gian điều trị bệnh K g.a.n, anh Đặng Hồng (40 tuổi, thôn Hương Lam, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) đã qua đời. Anh ra đi đột ngột, chị Nguyên vẫn chưa hết thất thần, lại thêm lo lắng vì gánh nặng nợ nần và duy trì cuộc sống.
Mất đi trụ cột chính trong nhà, hơn 2 tuần qua, chị Nguyễn Thị Hồng Nguyên (40 tuổi) xoay sở mọi việc để vừa có đồng ra đồng vào, vừa chăm sóc dạy bảo các con Đặng Bảo Ly (17 tuổi), Đặng Thị Bảo Ngọc (13 tuổi), Đặng Hào (12 tuổi) và Đặng Quang (3 tuổi).
Chị bảo “lo nhất là khoản nợ, vì trong đó có vay ngân hàng 30 triệu phải trả lãi hàng tháng mà không biết trông vào đâu…”
Có khoản nợ là gia đình v.a.y mượn cho anh Hồng ch.ữa t.rị với hy vọng anh khỏi bệnh. Chị kể, anh bị bệnh từ tháng 2/2017, lúc đấy đang mắc bệnh L.a.o mạnh, sau khi khỏi bệnh L.a.o thì vào khoảng tháng 11/2019 anh được chẩn đoán K d.ạ d.à.y. Quá trình điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, tình trạng sức khỏe của anh có thuyên giảm.
Tháng 2/2021 bệnh tình của anh tái p.hát trở nặng và liên tục nằm viện cho đến tháng 1/2022, anh được về nhà 1-2 ngày thì mất.
G.ạt nước mắt, chị Nguyên chìa ra xấp giấy ra viện dày cộp. “Trong quá trình anh nhập viện lại vào tháng 2/2021, gia đình đã phải tiêu tốn khoảng 150 triệu đồng. Số tiền này đều vay mượn ngân hàng và anh/chị em trong họ. Đến nay, không còn trụ cột trong gia đình, tôi và 4 con nhỏ chưa biết xoay sở thế nào để duy trì cuộc sống và trả nợ lãi ngân hàng.
Ngày anh mất, cũng nhờ anh chị em họ hàng cùng hàng xóm láng giềng hỗ trợ cũng chứ trong nhà cũng không có đồng nào lo cho anh…”, chị Nguyên nghẹn ngào.
Nhà không còn vậy dụng nào giá trị
Chị Nguyên tâm sự: “Thật lòng, tôi cũng không biết thời gian tới phải như thế nào khi phải gồng gánh khoản nợ và chăm lo cho mấy đứa nhỏ, mấy đứa đang tuổi ăn tuổi học, ở cái tuổi vô âu vô lo, tôi lại có nhiều đắn đo, suy nghĩ lắm.
Trong nhà, chỉ còn mỗi chiếc xe cũ của anh, chị Nguyên tính sẽ bán lấy chút tiền trả nợ và chăm lo cho các con. Sắp tới đi làm,chị cũng lo 2 đứa nhỏ không có ai trông, mà đi gửi thì lại không có tiền.
Để bớt gánh nặng, hiện con lớn đã gửi về bà ngoại nuôi. Chị buồn bã cho biết thêm, từ ngày nghỉ sinh con út đến nay đã hơn 2 năm, chị không đi làm nên không có thu nhập nên khó khăn chồng chất.
Trao đổi với VietNamNet, bà Thái Thị Phi Lân – Phó Chủ tịch Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Hòa Khương xác nhận, gia đình chị Nguyễn Thị Hồng Nguyên có hoàn cảnh rất khó khăn, là hộ nghèo trên địa bàn. Các con đang tuổi ăn học mà không có nguồn thu nhập nào, không biết 5 mẹ con duy trì cuộc sống thế nào…
“Chúng tôi đã báo cáo hoàn cảnh của gia đình lên huyện để có hướng giúp đỡ trong thời gian tới. Trước mắt, xã sẽ cố gắng vận động, tìm kiếm nguồn học bổng cho các cháu vì mẹ cháu không đủ khả năng về kinh phí để chăm lo cho các con.
Nhà của chị Nguyên cũng đang nằm trong khu vực chờ giải tỏa nên không thể vận động xây dựng nhà mới cho gia đình được. Địa phương cũng rất mong sẽ có các nhà hảo tâm hỗ trợ cho các cháu vào lúc này”, bà Lân nói thêm.!.