Chỉ thả diều, Benjamin Franklin có thật sự là người chế ngự được bí ẩn của 'thiên lôi'?
Theo lời kể lại, Benjamin Franklin thực hiện thí nghiệm thả diều của mình vào một ngày hè giông bão năm 1752. Ông sử dụng một chiếc diều lớn. Chiếc diều may từ vải lụa được căng lên khung hình chữ thập làm từ gỗ.
Hai đầu dây diều được làm từ hai chất liệu khác nhau. Phần dây trên được làm từ sợi gai và buộc liền với một chiếc chìa khóa kim loại nhỏ. Phần dưới của chiếc diều mà Franklin cầm thì được làm bằng lụa. Sau đó, ông thả diều lên và đợi sét đánh trúng.
Trong lúc Franklin theo dõi chiếc diều, ông thấy sợi dây gai dựng đứng lên như có luồng điện bên trong chúng. Khi ông chạm thử vào chiếc chìa khóa kim loại gần đó, ông cảm giác có một luồng điện giật mạnh. Sau đó, ông giải thích là do những dòng điện tích âm tích tụ trên chiếc chìa khóa khi sét đánh và những dòng điện tích dương trên bàn tay ông phản ứng với nhau gây ra hiện tượng giật điện.
Hình ảnh minh họa Benjamin Franklin trong lúc thực hiện thí nghiệm dưới trời sấm sét.
Trong thí nghiệm này, mọi người đều đã biết rằng chiếc chìa khóa kim loại chính là một cột thu lôi thu nhỏ, thu hút điện từ sét. Và sau đó, Benjamin khám phá ra điện nhờ sét đánh trúng cái diều. Tuy nhiên, thời gian và địa điểm thực hiện thí nghiệm này vẫn chưa được sáng tỏ. Thậm chí một vài nhà sử học nghi ngờ tính xác thực của thí nghiệm này.
Benjamin Franklin (17/01/1706 – 17/4/1790) là chính trị gia, nhà khoa học, nhà văn, triết gia, nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội, nhà ngoại giao người Mỹ. Ông cũng chính là một trong những thành viên của nhóm lập quốc của quốc gia này.
Việc Franklin khám phá ra điện thực chất chỉ là một câu chuyện truyền miệng. Người ta đã khám phá và sử dụng điện trước khi Franklin thực hiện thí nghiệm của ông. Điện dưới thời này được hiểu là sự tương tác giữa hai “chất lưu” khác nhau.
Franklin gọi hai chất lưu đó là “âm” và “dương”. Theo nhà hóa học người Pháp Charles Francois de Cisternay du Fay, những vật chất sở hữu chất lưu giống nhau sẽ đẩy nhau, những vật chất sở hữu chất lưu trái nhau sẽ hút nhau. Sau này, chúng ta hiểu “chất lưu” chính là “điện tích” từ các hạt nguyên tử âm xoay quanh hạt nhân dương (tạo nên bởi prôtôn và nơtrôn).
Giải mã bí ẩn của tia sét
Trước thí nghiệm của Franklin, mọi người đều không biết liệu sét có thực sự chứa điện. Page Talbott, tác giả, biên tập viên của cuốn sách “Bejanmin Franklin: Đi tìm một thế giới tốt đẹp hơn” (Đại học Yale, 2005) kiêm cựu chủ tịch và CEO của Hiệp hội lịch sử Pennsylvania ở Philadelphia, nói rằng Franklin từ lâu đã có hứng thú với câu hỏi này. Bởi sét đánh gây ra rất nhiều vụ cháy kinh khủng trong thành phố có nhiều nhà gỗ.
“Bằng cách buộc chìa khóa vào một đầu dây diều đã tạo ra vật dẫn điện. Franklin đã chứng minh rằng một vật thể kim loại nhọn đặt ở mái nhà – kết nối với dây dẫn dưới lòng đất sẽ dẫn sét đánh trực tiếp xuống lòng đất. Nói cách khác, bằng cách tạo ra cột thu lôi, Franklin đã giúp bảo vệ những ngôi nhà và tòa nhà bằng gỗ khỏi bị sét đánh trực tiếp.
Hiện nay vẫn còn rất nhiều những ý kiến trái chiều về thí nghiệm này. Một số nhà sử học nghi ngờ rằng liệu Franklin có thực sự tự mình thực hiện thí nghiệm hay chỉ đơn thuần dự đoán khả năng của nó.
Trong cuốn sách: “Vận mệnh Bu Lông: Benjamin Franklin và cú lừa về thí nghiệm diều” (PublicAffairs, 2003), tác giả Tom Tucker khẳng định rằng thí nghiệm này là cách để Benjamin Franklin cản trở William Watson – một thành viên của Hiệp hội Hoàng gia London và cũng là một nhà thí nghiệm điện xuất sắc.
Watson là người đã phá hoại việc xuất bản một số báo cáo trước đây của Franklin và đã chế nhạo các thí nghiệm của ông trước Hiệp hội Hoàng gia, Tucker viết.
Tuy nhiên, một số nhà sử học lại tin tưởng tuyệt đối vào tin xác thực của thí nghiệm. Họ chỉ ra rằng Franklin là một người rất tôn trọng các hoạt động khoa học.
Nhà phê bình và viết tiểu sử quá cố Carl Van Doran chỉ ra rằng Priestley – công sự thân thiết của Franklin đã chỉ ra cụ thể thời gian mà Franklin thực hiện thí nghiệm của mình. Điều này cho thấy rằng, Franklin đã trực tiếp mô tả cụ thể thí nghiệm của mình cho Priestley.
https://soha.vn/chi-tha-dieu-benjamin-franklin-co-that-su-la-nguoi-che-ngu-duoc-bi-an-cua-thien-loi-20220103145606218.htm