Con gái 55 tuổi bị l.i.ệ.t, cha 88 tuổi tự soạn giáo án dạy con học từ đầu
Giáo sư Lục năm nay đã 88 tuổi, lẽ ra ông đã về hưu nhàn nhã, nhưng ông lại soạn giáo án và dạy bài hàng ngày cho chính cô con gái của mình.
Nội dung giảng dạy không phải là những bài toán đại học cao cấp mà là những bài toán “một cộng một bằng hai” cơ bản nhất cấp mẫu giáo, cũng như một số câu chuyện cổ tích.
‘Mỗi ngày, tôi đều sốt sắng giao bài tập về nhà cho con gái, và các dạng câu hỏi cũng rất phong phú, bao gồm câu hỏi điền từ, câu hỏi trả lời và câu hỏi phiên âm", giáo sư Lục cho hay.
Nội dung bài tập dựa trên những điều cơ bản, giống như khai sáng cho một đứa trẻ chậm phát triển, mà đối tượng là cô con gái 55 tuổi của ông. Mặc dù nội dung đơn giản như vậy nhưng bài làm của cô con gái vẫn mắc nhiều lỗi nhỏ, cuối cùng được 66 điểm.
Giáo sư Lục đã kiên trì làm điều này suốt 2 năm, tích cóp hàng nghìn tờ kiểm tra và sắp xếp theo thứ tự thời gian. Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy con gái của Giáo sư Lục mới bắt đầu biết viết, giống như một đứa trẻ mới tập viết.
Khó có thể nói những dòng chữ viết ra bây giờ là do một người tay trái viết, đồng thời cũng là bệnh nhân l.i.ệ.t nửa người. Trước đó, vào tháng 9 năm 2015, con gái của Giáo sư Lục đột ngột x.u.ấ.t h.u.y.ế.t n.ã.o, lúc đó cô đã phải PT s.ọ n.ã.o, tuy được cứu sống nhưng nửa người bên phải của cô bị l.i.ệ.t do tổn thương trung khu t.h.ầ.n k.i.n.h, cô cũng bị mất trí nhớ và không thể nói được.
Vì con rể đã mất cách đây vài năm, cháu trai đang đi du học nước ngoài nên không thể về để chăm sóc mẹ, gánh nặng chăm sóc con gái bị bệnh đổ lên vai hai vợ chồng Giáo sư Lục. Bản thân vợ của Giáo sư Lục sức khỏe không tốt lắm nhưng bà vẫn gồng gánh bệnh tật để chăm sóc con gái bị bệnh nặng, thỉnh thoảng có người thân, bạn bè đến hỗ trợ.
‘Năm 2018, con gái của tôi cuối cùng cũng được xuất viện sau thời gian điều trị, nhưng cháu không lo được cho mình trong cuộc sống, điều lo nhất là trí nhớ và khả năng ngôn ngữ của cháu khiến mọi người lo lắng", giáo sư Lục tâm sự
Đôi khi, chỉ vào quả táo, cô tò mò hỏi như một đứa trẻ: “Đây là cái gì?” Sau khi kể về quả táo, cô quên ngay và tiếp tục hỏi. Nhìn chỉ số thông minh và khả năng ngôn ngữ của con gái, dường như cô đã trở lại như một đứa trẻ, giáo sư Lục không muốn để cô tiếp tục như vậy nên bắt đầu dạy con gái.
Với tư cách là một người cha, giáo sư Lục tin rằng dù có thể nuôi dạy con gái mình từ khi thiếu hiểu biết đến khi trưởng thành. Bây giờ cô ấy đã trở thành một “đứa trẻ” vì căn bệnh của mình, việc dạy cô ấy từ đầu và để cô ấy “trưởng thành” trở lại là một vấn đề lớn.
Giáo sư Lục rất kiên nhẫn dạy con gái đọc từng chữ một, giống như dạy một đứa trẻ vậy, luyện tập nhiều lần. Nhờ sự dạy dỗ kiên nhẫn của người cha, cô con gái bắt đầu dần hứng thú với việc học, và tình hình ngày một tốt hơn.
Soạn bài đã trở thành thói quen hàng ngày của giáo sư Lục. Để dạy tốt cho con gái, ông đã chăm chỉ tìm hiểu rất nhiều sách giáo khoa tiểu học cũng như truyện ngụ ngôn, báo chí và tiểu thuyết. Khi thấy phù hợp ông sẽ đem ra dạy con gái.
Giáo sư Lục thường tìm những câu chuyện ngắn và dễ hiểu cho con gái mình đọc, và đôi khi tìm một số nhân vật truyền cảm hứng, hy vọng sẽ truyền cảm hứng và khiến con gái tự tin hơn.
Ngoài việc học cách viết và đọc cơ bản, giáo sư Lục còn sắp xếp các khóa học để bắt kịp thời đại, và mỗi buổi chiều, ông đều cho con gái tập đánh máy và lướt Internet. Cô con gái cũng ngày càng tiến bộ và rất thích lên mạng, cô mong rằng thông qua mạng Internet sẽ có nhiều người biết đến câu chuyện của mình hơn, chia sẻ kinh nghiệm hồi phục của cô với nhiều người hơn và mong rằng cô có thể động viên những người khác thông qua kinh nghiệm của bản thân.
Tuy nhiên, điều trăn trở nhất của vợ chồng giáo sư Lục là hiện tại tuổi mình đã cao, sức khỏe cũng yếu dần, không biết có thể ở bên con bao lâu nữa. Ông thường nói với con gái: ‘Bố mẹ cố gắng sống thêm vài năm nữa. Nếu chúng ta ra đi, con phải mạnh mẽ lên".
Câu chuyện của giáo sư Lục khiến nhiều người xúc động. Một số cư dân mạng để lại bình luận:
– ‘Chỉ cần có ba mẹ ở bên mọi sóng gió đều hóa tầm thường"
– ‘Cha mẹ luôn có những cách thật đặc biệt để yêu thương con cái của mình. Mong rằng vợ chồng giáo sư Lục sẽ thật mạnh khỏe để tiếp tục vực dậy tinh thần cho con gái".
– ‘Vậy là họ đã nuôi con tới 2 lần, 2 lần chứng kiến con chập chững ngây ngô tới trưởng thành. Thật cảm động cho tình thân"…